Hướng dẫn làm sổ đỏ đất thừa kế không di chúc
Làm sổ đỏ đất thừa kế không di chúc là một thủ tục tương đối phức tạp và khó khăn nếu người thừa kế không nắm rõ các quy định của pháp luật. Bài viết này Hướng dẫn làm sổ đỏ đất thừa kế không di chúc mời các bạn cùng theo dõi!
Hướng dẫn làm sổ đỏ đất thừa kế không di chúc
1. Đất thừa kế không di chúc phân chia ra sao?
Đất thừa kế là di sản thừa kế được phân chia theo một trong hai hình thức: Theo di chúc và khi không có di chúc thì nhận theo pháp luật.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì trong trường hợp người mất không để lại di chúc thì di sản thừa kế của họ để lại được chia theo pháp luật.
Do đó, đất thừa kế không di chúc phân chia theo hình thức nhận thừa kế mà người thừa kế sẽ nhận di sản theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Trong đó:
– Hàng thừa kế: Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015, người thừa kế được chia thành 03 hàng và những người ở cùng hàng được hưởng phần di sản thừa kế bằng nhau, chỉ khi không còn ai ở hàng trên thì hàng dưới mới được hưởng:
- Hàng thứ nhất: Gồm vợ chồng, cha mẹ đẻ và nuôi, con đẻ, con nuôi của người để lại di sản thừa kế.
- Hàng thứ hai: Gồm ông bà nội và ngoại, anh chị em ruột, cháu ruột của người để lại di sản thừa kế mà người này gọi người chết là ông bà nội, ông bà ngoại.
- Hàng thứ ba: Gồm cụ nội và ngoại; bác chú cậu cô dì ruột; cháu ruột mà người này gọi người để lại di sản thừa kế là bác chú cậu cô dì ruột; chắt ruột của người chết.
2. Hướng dẫn làm sổ đỏ đất thừa kế không di chúc
Để làm sổ đỏ đất thừa kế không di chúc, người thừa kế phải thực hiện đầy đủ 2 giai đoạn dưới đây theo trình tự là thực hiện thủ tục công chứng trước sau đó mới thực hiện thủ tục làm sổ đỏ đất thừa kế không di chúc. Dưới đây là 2 giai đoạn quan trọng để thừa kế đất đai không có di chúc:
2.1. Giai đoạn 1: Thực hiện thủ tục công chứng
Căn cứ Điều 57, 58 Luật Công chứng năm 2014 thì Văn bản thỏa thuận phân chia/ khai nhận di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp sổ đỏ cho đất thừa kế không có di chúc. Những người thừa kế theo pháp luật thực hiện thủ tục công chứng theo các bước sau đây:
Bước 1: Người thừa kế chuẩn bị và nộp đầy đủ hồ sơ
Bước 2: Công chứng viên kiểm tra, xem xét đầy đủ hồ sơ, giấy tờ; nghe và xem xét trường hợp chia thừa kế của người yêu cầu công chứng và đưa ra quyết định:
– Tiếp nhận, thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
– Từ chối công chứng.
– Yêu cầu người thừa kế bổ sung giấy tờ, tài liệu còn thiếu.
Bước 3: Công chứng viên phải soạn thảo văn bản niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người chết. Nếu nơi này và nơi có đất khác nhau thì công chứng viên còn cần phải niêm yết tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất.
Trong văn bản thông báo niêm yết, cần phải có đầy đủ các nội dung: Họ tên người để lại di sản, người thừa kế; thông tin về di sản thừa kế, thời gian bắt đầu niêm yết và thời gian kết thúc niêm yết…
Việc niêm yết này được thực hiện trong 15 ngày làm việc.
Bước 4: Sau khi nhận được kết quả niêm yết từ Uỷ ban nhân dân cấp xã, công chứng viên sẽ hướng dẫn người thừa kế ký vào một trong hai văn bản: Thoả thuận phân chia di sản hoặc khai nhận di sản nếu không có khiếu nại, tố cáo về nội dung chia thừa kế.
Bước 5: Công chứng viên đối chiếu bản chính với bản sao giấy tờ đã được người yêu cầu công chứng nộp trước đó. Nếu đầy đủ hồ sơ thì ký xác nhận vào từng trang của văn bản chia thừa kế, ký tên vào lời chứng và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
Thời gian thực hiện công chứng là từ 02 – 10 ngày làm việc không kể thời gian xác minh, niêm yết thông báo và nhận kết quả niêm yết.
2.2. Giai đoạn 2: Làm sổ đỏ đất thừa kế không di chúc
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp sổ đỏ, sổ hồng.
Theo Khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, cá nhân, hộ gia đình chuẩn bị hồ sơ xin cấp sổ đỏ, sổ hồng đất thừa kế gồm:
– Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04a/ĐK;
– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).;
– Văn bản thoả thuận phân chia di sản hoặc văn bản khai nhận di sản thừa kế;
– Nộp các giấy tờ về thừa kế theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013, Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ, sổ hồng đất thừa kế.
Cá nhân, hộ gia đình nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ cho đất thừa kế tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh. (Điều 105 Luật Đất đai năm 2013)
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ.
Bước 4: Giải quyết yêu cầu.
Cá nhân, hộ gia đình phải có nghĩa vụ đóng các khoản tiền như: Lệ phí cấp sổ đỏ, sổ hồng; tiền sử dụng đất (nếu có), lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ (nếu có).
Bước 5: Trả kết quả.
Thời gian trả kết quả không quá 30 ngày đối với hồ sơ hợp lệ; không quá 40 ngày đối với các xã vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa…
3. Luật sư tư vấn làm sổ đỏ đất thừa kế không di chúc
Để được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (sổ đỏ) thì người thừa kế cần phải nắm rõ các quy định của pháp luật về chế định thừa kế. Có rất nhiều các vụ án tranh chấp thừa kế diễn ra rất nhiều năm vì bất đồng quan điểm giữa các đồng thừa kế, khó khăn trong việc xác minh các thông tin về nhân thân người thừa kế, tình trạng pháp lý của di sản là đất không có di chúc.
Những vấn đề phát sinh trong giai đoạn thừa kế đất không có di chúc thường gặp:
- Người thừa kế có thuộc trường hợp “Người không được quyền hưởng di sản hay không?”
- Cách phân chia di sản đất thừa kế không di chúc mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất;
- Làm sao để đáp ứng điều kiện thừa kế theo pháp luật;
- Soạn thảo văn bản thoả thuận phân chia di sản hoặc văn bản khai nhận di sản thừa kế để chính xác, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thừa kế;
- Chuyển nhượng (bán) đất thừa kế cho người khác khi chưa thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ được không?
- Thủ tục tách sổ đỏ (tách thửa đất) đối với đất là di sản thừa kế;
- Xác định hàng thừa kế và thừa kế thế vị
- (Những yêu cầu về thừa kế khác)
Vì vậy để tiết kiệm tối đa thời gian, công sức và tiền bạc, đội ngũ luật sư tại Luật Hùng Phí với trình độ chuyên môn xuất sắc trong lĩnh vực pháp lý về thừa kế, Chúng tôi cung cấp các dịch vụ như sau:
+ Dịch vụ tư vấn thừa kế đất đai;
+ Dịch vụ soạn thảo văn bản pháp lý về thừa kế (văn bản thoả thuận/phân chia di sản, di chúc hợp pháp, văn bản từ chối nhận di sản, văn bản nộp cho cơ quan nhà nước,…);
+ Dịch vụ thực hiện trọn gói các thủ tục khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế;
+ Hỗ trợ khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện tranh chấp thừa kế, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện giải quyết tranh chấp;
+ Trực tiếp tham gia gia tố tụng với tư cách là luật sư – Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại các cấp tòa xét xử.
Khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn làm sổ đỏ đất thừa kế không di chúc tại Luật Hùng Phí luôn yên tâm và tin tưởng bởi sự chuyên nghiệp, tận tình, trình độ chuyên môn xuất sắc, dày dặn kinh nghiệm. Luật Hùng Phí thành lập và hoạt động luôn luôn với mục tiêu mang lại sự hài lòng cho Quý Khách hàng.
>>Có thể bạn quan tâm:
- Tài sản thừa kế sau hôn nhân phân chia như thế nào?
- Người thừa kế theo di chúc chết trước người để lại di sản
- Việt Kiều có được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất tại Việt Nam không?
Trên đây là nội dung về Hướng dẫn làm sổ đỏ đất thừa kế không di chúc mà Công ty Luật Hùng Phí xin gửi đến Quý khách hàng để tham khảo. Nếu Quý khách còn vướng mắc về vấn đề này hay cần luật sư tư vấn đối với trường hợp, vụ việc cụ thể của mình, Quý khách hãy vui lòng liên hệ luôn hôm nay với Luật sư của Công ty Luật Hùng Phí để được hỗ trợ, tư vấn kịp thời.
Thông tin liên hệ:
Công ty Luật Hùng Phí
Điện thoại: 0962 75 28 38
Email: info@hungphi.vn
Website: hungphi.vn
Trân trọng cảm ơn Quý khách hàng!