Các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp
Tương tự như các loại hình doanh nghiệp, khi thành lập và hoạt động hộ kinh doanh cũng cần nộp đủ các loại thuế theo quy định của pháp luật. Vậy các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp là gì? Cách tính thuế hộ kinh doanh phải nộp như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn về vấn đề này:
Các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp
1. Thế nào là hộ kinh doanh?
Hộ kinh doanh được quy định tại Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
“Điều 79. Hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”
Như vậy có thể hiểu, hộ kinh doanh cá thể là hình thức kinh doanh do cá nhân, hộ gia đình thực hiện và được cấp giấy chứng nhận kinh doanh, có địa điểm kinh doanh cố định và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.
>>XEM THÊM: Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể
2. Các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp
Theo quy định thì khi thành lập và hoạt động hộ kinh doanh phải nộp 3 loại thuế chính sau:
- Thuế môn bài (lệ phí môn bài)
- Thuế thu nhập cá nhân
- Thuế giá trị gia tăng
Ngoài các loại thuế nêu trên; hộ kinh doanh còn có thể phải nộp thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên,… nếu kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế của các luật này.
3. Cách tính các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp
Các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp
3.1 Thuế môn bài
Theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP và theo điểm c, khoản 1, Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP thì mức thu lệ phí môn bài đối với hộ kinh doanh cá thể được tính dựa theo doanh thu bình quân hàng năm. Cụ thể như sau:
TRƯỜNG HỢP | Lệ phí môn bài cả năm |
Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm | 1.000.000 đồng/năm |
Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm | 500.000 đồng/năm |
Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm | 300.000 đồng/năm |
Doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống; Cá nhân, hộ gia đình kinh doanh không thường xuyên, không có địa điểm cố định; Hộ kinh doanh sản xuất muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá | Miễn lệ phí môn bài |
Hộ kinh doanh thành lập sau ngày 25/02/2020 | Miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên |
Ví dụ 1: Hộ kinh doanh A thành lập tháng 10/2021 (sau ngày 25/02/2020) thì được miễn lệ phí môn bài năm 2022. Đến năm 2022 thì nếu doanh thu của hộ kinh doanh A là 175 triệu đồng thì anh phải nộp mức thuế môn bài là 300.000 đồng/ 1 năm.
>>XEM THÊM: Những trường hợp được miễn đóng lệ phí môn bài
3.2 Thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC, công thức tính thuế thu nhập cá nhân của hộ kinh doanh như sau:
Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Tỷ lệ % tính thuế TNCN được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC như sau:
STT | Danh mục ngành nghề | Tỷ lệ % tính thuế TNCN |
1 | Phân phối, cung cấp hàng hóa | 0,5% |
2 | Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu | 2% |
3 | Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu | 1,5% |
4 | Hoạt động kinh doanh khác | 1% |
5 | Cho thuê tài sản | 5% |
6 | Làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp | 5% |
3.3 Thuế giá trị gia tăng
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC, công thức tính thuế thu nhập cá nhân của hộ kinh doanh như sau:
Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ % tính thuế GTGT
Tỷ lệ % tính thuế GTGT được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC như sau:
STT | Danh mục ngành nghề | Tỷ lệ % tính thuế GTGT |
1 | Phân phối, cung cấp hàng hóa | 1% |
2 | Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu | 5% |
3 | Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu | 3% |
4 | Hoạt động kinh doanh khác | 2% |
5 | Cho thuê tài sản | 5% |
>>XEM THÊM: Hộ kinh doanh cá thể có được mở chi nhánh không?
4. Câu hỏi thường gặp
4.1 Khi tạm ngừng kinh doanh, hộ kinh doanh phải nộp thuế không?
Trước khi tạm ngưng thì hộ kinh doanh phải nộp đầy đủ các khoản thuế và tiền phạt chậm nộp nếu có.
4.2 Hộ kinh doanh nộp thuế ở đâu?
Hộ kinh doanh nộp thuế đối với cơ quan thuế cấp nào thì nộp thuế môn bài tại cơ quan thuế cấp đó.
Trường hợp hộ kinh doanh không có địa điểm cố định như kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động, hộ xây dựng, vận tải, nghề tự do thì hộ kinh doanh nộp thuế môn bài tại cơ quan thuế nơi cư trú hoặc nơi được cấp đăng ký kinh doanh.
Trường hợp hộ kinh doanh ở địa bàn xa kho bạc nhà nước hoặc kinh doanh lưu động, không thường xuyên thì cơ quan thuế tổ chức thu thuế và nộp vào ngân sách nhà nước. Chậm nhất không quá 3 ngày kể từ ngày thu được tiền cơ quan thuế phải nộp tiền thuế đã thu vào ngân sách nhà nước; riêng đối với miền núi, hải đảo, vùng đi lại khó khăn chậm nhất không quá 6 ngày kể từ ngày thu được tiền thuế.
Trường hợp, hộ kinh doanh nhập khẩu phí mậu dịch, nhập khẩu tiểu ngạch biên giới không áp dụng hình thức thông báo nộp thuế phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng ngay khi nhập khẩu.
4.3 Thuế khoán mà hộ kinh doanh phải nộp là gì?
Thuế khoán là mức thuế cố định hàng tháng/quý hộ kinh doanh cá thể phải nộp; mức thuế khoán do Cơ quan thuế quy định dựa trên những thông tin kê khai/doanh thu hoạt động thực tế của hộ kinh doanh.
Trên đây là nội dung Các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp mà Công ty Luật Hùng Phí xin gửi đến Quý khách hàng để tham khảo. Nếu Quý khách còn vướng mắc về vấn đề này hay cần luật sư tư vấn đối với trường hợp, vụ việc cụ thể của mình, Quý khách hãy vui lòng liên hệ luôn hôm nay với Luật sư của Công ty Luật Hùng Phí để được hỗ trợ, tư vấn kịp thời.
Thông tin liên hệ:
Công ty Luật Hùng Phí
Điện thoại: 0962 75 28 38
Email: info@hungphi.vn
Website: hungphi.vn
Trân trọng cảm ơn Quý khách hàng!