TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Vì nhiều lý do chủ quan, khách quan khác nhau trong khi ký kết, thực hiện các hợp đồng sản xuất, kinh doanh và cung ứng dịch vụ các doang nghiệp đã, đang và có thể dẫn đến các tranh chấp kinh doanh thương mại. Khi phát sinh các tranh chấp kinh doanh thương mại, mỗi bên tranh chấp đòi hỏi phải được giải quyết một cách minh bạch rõ ràng, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vậy để làm được điều đó, pháp luật đã quy định như thế nào về tranh chấp kinh doanh thương mại và cách giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại hiện nay như thế nào.

A. TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Tranh chấp về kinh doanh thương mại

Tranh chấp kinh doanh thương mại

1. Tranh chấp kinh doanh thương mại là gì

Pháp luật Việt Nam không trực tiếp đưa ra định nghĩa về tranh chấp kinh doanh thương mại. Tuy nhiên, Luật Thương mại năm 2005 đưa ra khái niệm về hoạt động thương mại tại khoản 1 Điều 3 như sau “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”. Khoản 21 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.”

Từ các quy định pháp luật trên, có thể hiểu tranh chấp kinh doanh thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại hoặc có liên quan đến hoạt động kinh doanh thương mại.

2. Các loại tranh chấp kinh doanh thương mại

Dựa trên những căn cứ pháp lý khác nhau, tranh chấp thương mại cũng sẽ được chia thành các loại tranh chấp khác nhau. Trong nội dung bài viết này, Công ty Luật Hùng Phí căn cứ theo Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 để chia các tranh chấp kinh doanh thương mại thành các loại sau:

  • Một là, tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
  • Hai là, tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
  • Ba là, tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
  • Bốn là, tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
  • Năm là, tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.

B. CÁC HÌNH THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Các hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

Theo quy định tại Điều 317 Luật thương mại năm 2005 bao gồm 03 hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại: (i) Thương lượng giữa các bên, (ii) Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải, và (iii) Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.

1.Thương lượng giữa các bên

Thương lượng được xem là phương thức đầu tiên và ưu tiên cho các bên khi giải quyết các tranh chấp nói chung, tranh chấp kinh doanh thương mại nói riêng. Thương lượng là việc tự bàn bạc nhằm đi đến thỏa thuận giải quyết một vấn đề nào đó giữa các bên. Hình thức này sử dụng kỹ thuật đàm phán để giải quyết. 

Quá trình thương lượng giữa các bên không chịu sự ràng buộc của quy định pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết. Kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện, ý chí thiện chí của mỗi bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào đảm bảo việc thực thi đối với thỏa thuận của các bên trong quá trình thương lượng.

2. Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại quy định: “Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này”. Như vậy có thể hiểu, đây là quá trình giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba – hay được gọi là hòa giải viên. Hòa giải viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Hòa giải viên sẽ tạo điều kiện để quá trình giải quyết tranh chấp diễn ra thuận lợi và đạt kết quả tốt đẹp nhất. Thậm chí hòa giải viên có thể đề ra một số giải pháp nhưng không mang tính áp đặt đối với các bên, không bắt buộc các bên phải thi hành.

Theo Điều 6 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định các điều kiện khi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại: “Tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại nếu các bên có thỏa thuận hòa giải. Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp”.

Có hai hình thức hòa giải là hòa giải ngoài tố tụng và hòa giải trong tố tụng. Hòa giải ngoài tố tụng là hình thức hòa giải do các bên tự lựa chọn hòa giải viên và tiến hành hòa giải. Hòa giải trong tố tụng là hòa giải được tiến hành bởi cơ quan trọng tài hoặc tòa án. Đây là một trình tự thủ tục do pháp luật quy định khi vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại được thụ lý và giải quyết. Kết quả sẽ được ghi nhận tại biên bản hòa giải thành và có hiệu lực thi hành.

3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án

3.1. Trọng tài

Là quá trình mang tính tài phán với sự tham gia của bên thứ ba – trọng tài viên. Trọng tài viên là người có chuyên môn trong vấn đề tranh chấp và đưa ra phán quyết có tính ràng buộc để giải quyết tranh chấp. Trong tranh chấp kinh doanh thương mại quốc tế, hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng trọng tài rất được các thương nhân/ doanh nghiệp ưa chuộng. Bởi vì thẩm quyền của hội đồng trọng tài được thiết lập dựa trên sự tự nguyện thỏa thuận của các bên mà không phụ thuộc vào quyền lực nhà nước nên hình thức này mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn. Mặc dù các thủ tục trọng tài không trải qua nhiều cấp xét xử như ở toà án, hạn chế tốn kém về thời gian và tiền bạc cho thương nhân/ doanh nghiệp nhưng phán quyết vẫn mang tính chung thẩm và bắt buộc các bên phải thi hành.

Căn cứ Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài như sau: “Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp”

3.2. Tòa án

“Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực Nhà nước, được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định của tòa án về vụ tranh chấp nếu không có sự tự nguyện tuân thủ sẽ được bảo đảm thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước”[2].

Tòa án là cơ quan tài phán kinh tế duy nhất có quyền nhân danh quyền lực nhà nước tiến hành xét xử các vụ tranh chấp kinh doanh thương mại. Vì mang quyền lực nhà nước nên trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp phải tuân theo các quy định của pháp luật, phán quyết có tính bắt buộc các bên có nghĩa vụ thi hành và có thể sử dụng cả sức mạnh cưỡng chế. Tuy vụ việc có thể kéo dài, tốn nhiều thời gian nhưng đảm bảo vụ việc được giải quyết theo một thủ tục chặt chẽ, công khai, khách quan, đúng quy định pháp luật.

C. DỊCH VỤ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI CỦA LUẬT HÙNG PHÍ

Để giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại được dứt điểm và hiệu quả, hiện nay Công ty Luật Hùng Phí là hãng luật uy tín tại Việt Nam có thế mạnh trong việc tư vấn và giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại hiệu quả, điển hình như các tranh chấp:

1. Tranh chấp theo từng lĩnh vực

  • Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa các doanh nghiệp: Tranh chấp về hợp đồng dịch vụ; tranh chấp hợp đồng mua bán; tranh chấp Hợp đồng thiết kế – cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (Hợp đồng EPC)…
  • Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ.
  • Tranh chấp trong hoạt động xúc tiến thương mại, đấu giá, đấu thầu, dịch vụ thẩm định, giám định, bảo hiểm, cho thuê tài sản…
  • Tranh chấp về hợp đồng gia công sản phẩm, hợp đồng sửa chữa, hợp đồng hoán cải, hợp đồng vận chuyển hàng hoá, nhượng quyền thương mại…
  • Tranh chấp trong các lĩnh vựa kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

2. Tranh chấp giữa các chủ thể trong quan hệ thương mại

  • Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
  • Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

3. Các tranh chấp khác về kinh doanh thương mại.

D. LÝ DO BẠN CHỌN LUẬT HÙNG PHÍ

1. Luật sư giỏi, chuyên nghiệp

  • Đội ngũ Luật sư tại Luật Hùng Phí có năng lực chuyên môn giỏi, hiểu biết và nắm chắc chắn kiến thức pháp luật, giầu kinh nghiệm thực tế, tiếp nhận và xử lý giải quyết công việc của khách hàng chuyên nghiệp.

2. Chất lượng và hiệu quả dịch vụ xuất sắc

  • Luật Hùng Phí tự hào là Hãng luật uy tín với chất lượng dịch vụ xuất sắc. Thực tế chúng tôi đã cung cấp dịch vụ pháp lý cho nhiều Quý khách hàng là các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt hiệu quả thành công cao và thậm chí xuất sắc, đặc biệt trong đó có cả những vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại có độ khó, phức tạp về quy mô, tính chất, chủ thể, hàng hóa, dịch vụ và số tiền tranh chấp.

3. Là dịch vụ thế mạnh

  • Dịch vụ luật sư tư vấn và tranh tụng giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại là một trong những dịch vụ pháp lý thế mạnh, nổi bật của Luật Hùng Phí.

4. Thù lao, chi phí hợp lý

  • Tại Luật Hùng Phí, thù lao luật sư và chi phí rất hợp lý, rõ ràng, minh bạch.

5. Mục tiêu của chúng tôi đều hướng đến lợi ích của khách hàng

  • Luật Hùng Phí luôn toàn tâm với công việc, đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu và trên cả quyền lợi của mình

6. Luôn hài lòng khách hàng

  • Chúng tôi luôn luôn nỗ lực và cố gắng hết mình để mang lại cho Quý khách hàng sự tin tưởng, hài lòng và an tâm tuyệt đối khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Trên đây là các trường hợp tranh chấp kinh doanh thương mại và cách giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại. Do việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại hiện nay khá phức tạp, vì vậy đối với các vụ việc, trường hợp cụ thể của mình, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Hùng Phí để chúng tôi hỗ trợ, tư vấn kịp thời.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT HÙNG PHÍ

Điện thoại: 0962 75 28 38

Email: info@hungphi.vn

Website: hungphi.vn

Xem thêm: Luật sư tư vấn và giải quyết các yêu cầu về kinh doanh thương mại.

5/5 - (12 bình chọn)

Bài viết liên quan