Ưu nhược điểm công ty TNHH một thành viên
Mỗi loại hình công ty đều có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau. Để lựa chọn được loại hình công ty phù hợp với mình, nhà đầu tư cần nắm rõ ưu nhược điểm của các loại hình công ty. Dưới đây là ưu nhược điểm công ty TNHH một thành viên.
Ưu nhược điểm công ty TNHH một thành viên
1. Công ty TNHH một thành viên là gì?
Theo khoản 1 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020 “Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty”.
Như vậy, công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp. Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên là tổ chức hoặc cá nhân, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty
>>XEM THÊM: Điều lệ công ty là gì? Nguyên tắc xây dựng điều lệ công ty
2. Ưu nhược điểm công ty TNHH một thành viên
Về ưu điểm:
- Ưu điểm đầu tiên phải kể tới của loại hình này là chủ sở hữu công ty sẽ có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.
- Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Do đó sẽ hạn chế rủi ro ở mức cao nhất cho chủ sở hữu. Đây được xem là ưu điểm vượt trội hơn so với loại hình doanh nghiệp tư nhân.
- Có cơ cấu tổ chức tương đối đơn giản, linh động. Thủ tục thành lập đơn giản hơn loại hình công ty TNHH 2 thành viên và công ty cổ phần.
- Quy định về vấn đề chuyển nhượng vốn quy định chặt chẽ. Nhà đầu tư dễ kiểm soát.
Về nhược điểm:
- Công ty TNHH 1 thành viên chịu sự điều chỉnh của pháp luật chặt chẽ hơn doanh nghiệp tư nhân.
- Công ty TNHH một thành viên sẽ không được phát hành cổ phiếu. Dẫn đến khả năng huy động vốn góp của công ty bị hạn chế hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác. Công ty sẽ không có số vốn lớn để có thể triển khai những kế hoạch kinh doanh lớn.
- Phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành công ty TNHH 2 thành viên hoặc công ty Cổ phần khi huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác.
>>XEM THÊM: Ưu nhược điểm của công ty TNHH hai thành viên trở lên
3. Điều kiện thành lập công ty TNHH một thành viên
Để thành lập công ty TNHH một thành viên cần đảm bảo các điều kiện như:
- Ngành nghề kinh doanh không thuộc đối tượng pháp luật cấm.
- Tên doanh nghiệp được đặt đúng theo quy định tại Điều 37 và không vi phạm điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp theo quy định tại Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020
- Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của Điều 21 Luật Doanh nghiệp 2020.
- Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên không thuộc trường hợp không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.
Vui lòng liên hệ Công ty Luật Hùng Phí để được tư vấn chi tiết và chính xác về các điều kiện thành lập công ty TNHH một thành viên cho trường hợp của bạn.
4. Thủ tục thành lập công ty TNHH một thành viên
Bước 1. Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty TNHH một thành viên
Số lượng hồ sơ: 01
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH một thành viên;
- Điều lệ công ty TNHH một thành viên;
- Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
- Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật;
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định;
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với công ty TNHH một thành viên kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Bước 2. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp qua trang điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3. Sau khi được chấp thuận, doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền nộp trực tiếp bản cứng tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và nhận kết quả.
>>XEM THÊM: Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu là gì? So sánh vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu
5. Các dịch vụ thuộc lĩnh vực doanh nghiệp tại Công ty Luật Hùng Phí
Bên cạnh dịch vụ thành lập công ty TNHH một thành viên, Công ty Luật Hùng Phí còn cung cấp đa dạng các dịch vụ thuộc lĩnh vực doanh nghiệp như:
– Tư vấn và thực hiện dịch vụ thành lập mới, thay đổi, tạm ngừng, giải thể các loại hình Công ty (Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên, Công ty Hợp danh), Chi nhánh, Văn phòng Đại diện, Địa điểm kinh doanh;
– Dịch vụ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp/thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp như sau:
- Đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp;
- Đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính doanh nghiệp;
- Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- Đăng ký thay đổi ngành, nghề kinh doanh;
- Đăng ký thay đổi vốn điều lệ, phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp;
- Đăng ký thay đổi thành viên công ty TNHH, thành viên hợp danh công ty hợp danh;
- Đăng ký thay đổi thông tin về cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài công ty cổ phần;
- Đăng ký thay đổi người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên công ty TNHH là tổ chức/ Cổ đông là tổ chức nước ngoài;
- Đăng ký thay đổi vốn đầu tư của chủ công ty TNHH một thành viên.
– Tư vấn và đăng ký tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp);
– Tư vấn giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp;
– Tư vấn, soạn thảo các loại hợp đồng trong doanh nghiệp, đặc biệt là tư vấn soạn thảo hợp đồng kinh doanh thương mại, dịch vụ, lao động;
– Tư vấn, soạn thảo các biên bản, nghị quyết, quyết định, công văn theo đúng nội dung và hình thức quy định;
– Tư vấn, soạn thảo điều lệ, soạn thảo các quy chế, quy trình, nội quy nội bộ doanh nghiệp;
– Tư vấn pháp luật lao động, thuế, kế toán;
– Tư vấn và hỗ trợ đăng ký, bảo vệ tên miền Việt Nam và tên miền Quốc tế, tư vấn thuê hosting, đăng ký email doanh nghiệp; Tư vấn giải quyết tranh chấp tên miền;
– Dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp.
Không chỉ riêng về lĩnh vực doanh nghiệp, Công ty Luật Hùng Phí còn cung cấp tất cả các dịch vụ pháp lý trên nhiều lĩnh vực khác nhau như dân sự, hôn nhân và gia đình, đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động và việc làm, tranh tụng và giải quyết tranh chấp,…
Trên đây là nội dung Ưu nhược điểm công ty TNHH một thành viên mà Công ty Luật Hùng Phí xin gửi đến Quý khách hàng để tham khảo. Nếu Quý khách còn vướng mắc về vấn đề này hay cần luật sư tư vấn đối với trường hợp, vụ việc cụ thể của mình, Quý khách hãy vui lòng liên hệ luôn hôm nay với Luật sư của Công ty Luật Hùng Phí để được hỗ trợ, tư vấn kịp thời.
Thông tin liên hệ:
Công ty Luật Hùng Phí
Điện thoại: 0962 75 28 38
Email: info@hungphi.vn
Website: hungphi.vn
Trân trọng cảm ơn Quý khách hàng!