Lệ phí môn bài của doanh nghiệp: Mức đóng và thời hạn đóng lệ phí môn bài?

Chắc hẳn ai cũng từng nghe qua thuật ngữ lệ phí môn bài hay còn được gọi là thuế môn bài trong kinh doanh. Lệ phí môn bài được pháp luật quy định rất chặt chẽ và nêu cụ thể các đối tượng bắt buộc hoàn thành nghĩa vụ đóng lệ phí môn bài, mức đóng và thời hạn đóng lệ phí môn bài. Tất cả những thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây. 

thuế môn bài

Lệ phí môn bài của doanh nghiệp: Mức đóng và thời hạn đóng lệ phí môn bài?

1. Lệ phí môn bài là gì?

Thuế môn bài là loại thuế kinh doanh của tổ chức và cá nhân kinh doanh thường xuyên hoặc buôn từng chuyến hàng đều phải nộp theo Pháp lệnh Thuế Công thương nghiệp 1983.

Hiện nay, thuế môn bài (hay lệ phí môn bài) là một loại thuế trực thu do cá nhân, hộ kinh doanh, tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thực hiện nghĩa vụ nộp hàng năm dựa trên cơ sở là vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ, doanh thu cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp.

Trừ một số trường hợp được miễn thuế môn bài thì mọi cá nhân, hộ kinh doanh, tổ chức kinh doanh phải nộp thuế môn bài như một loại thẻ bài để được tiếp tục kinh doanh, sản xuất.

Lưu ý rằng: thuật ngữ thuế môn bài dù vẫn được người dân sử dụng phổ biến nhưng đã không còn được dùng trong văn bản pháp luật Nhà nước từ 01/01/2017 mà thay vào đó là thuật ngữ “lệ phí môn bài”./.

2. Đối tượng phải đóng lệ phí môn bài

Căn cứ Điều 2 Nghị định số: 139/2016/NĐ-CP thì đối tượng nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (trừ trường hợp được miễn lệ phí môn bài), bao gồm:

– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

– Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.

– Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

– Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.

– Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.

– Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức sau (nếu có):

+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

+ Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.

+ Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

+ Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.

+ Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.

– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh./.

XEM THÊM: Các chi phí phải trả khi thành lập doanh nghiệp

3. Mức đóng lệ phí môn bài theo quy định hiện nay

Theo Điều 4 Nghị định số: 139/2016/NĐ-CP thì mức đóng lệ phí môn bài được quy định cụ thể trong hai trường hợp sau đây:

3.1. Mức đóng lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

– Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;

– Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;

– Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.

Mức thu lệ phí môn bài đối với các tổ chức trên căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:

+ Trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

+ Trường hợp có thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài.

+ Trường hợp vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bằng ngoại tệ thì quy đổi ra tiền đồng Việt Nam để làm căn cứ xác định mức lệ phí môn bài theo tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng nơi người nộp lệ phí môn bài mở tài khoản tại thời điểm người nộp lệ phí môn bài nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

3.2. Mức đóng lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;

– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;

– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.

Trong đó:

– Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình tại khoản này là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có thay đổi doanh thu thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài.

– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình mới ra kinh doanh trong năm thì mức doanh thu làm cơ sở xác định mức thu lệ phí môn bài là doanh thu của năm tính thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

Lưu ý:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) khi hết thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp): trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí môn bài cả năm, trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân sản xuất, kinh doanh đã giải thể có hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại trong thời gian 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí môn bài cả năm, trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

Người nộp lệ phí đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh với điều kiện: văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế trước thời hạn phải nộp lệ phí theo quy định (ngày 30 tháng 01 hàng năm) và chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trường hợp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh không đảm bảo điều kiện nêu trên thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm.

4. Thời hạn đóng lệ phí môn bài

Cụ thể tại khoản 9 Điều 18 Nghị định số: 126/2020/NĐ-CP, thời hạn nộp lệ phí môn bài được quy định như sau:

Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm.

– Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp) khi kết thúc thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp) thì thời hạn nộp lệ phí môn bài như sau:

+ Trường hợp kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 6 tháng đầu năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 7 năm kết thúc thời gian miễn.

+ Trường hợp kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 6 tháng cuối năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm liền kề năm kết thúc thời gian miễn.

– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh sau đó hoạt động trở lại thì thời hạn nộp lệ phí môn bài như sau:

+ Trường hợp ra hoạt động trong 6 tháng đầu năm: Chậm nhất là ngày 30 tháng 7 năm ra hoạt động.

+ Trường hợp ra hoạt động trong thời gian 6 tháng cuối năm: Chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm liền kề năm ra hoạt động.

5. Lưu ý khi chậm nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài 

Việc chậm nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 22 Nghị định số: 109/2013/NĐ-CP, cụ thể:

– Phạt cảnh cáo trong trường hợp vi phạm lần đầu đối với hành vi đăng ký, kê khai chậm thời hạn theo quy định pháp luật phí, lệ phí.

– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp vi phạm từ lần thứ hai trở đi đối với hành vi đăng ký, kê khai chậm thời hạn theo quy định pháp luật phí, lệ phí.

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi khai không đúng, khai không đủ các khoản mục quy định trong các tờ khai thu, nộp phí, lệ phí hay trong tài liệu kế toán để cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký, kê khai thu, nộp phí, lệ phí với cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.

6. Lời kết

Thành lập doanh nghiệp có thể được xem là bước đầu khởi tạo nên một tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Tuy nhiên, giai đoạn này cần đòi hỏi các nhà sáng lập doanh nghiệp cần nắm rõ các kiến thức pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp, thuế và lệ phí, điều lệ công ty, cách đặt tên cho công ty đúng luật, hồ sơ khai thuế, lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp, quản lý vốn góp,… 

Hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp nhưng chắc chắn rằng Công ty Luật Hùng Phí là đơn vị uy tín, chuyên nghiệp, tận tâm, có kinh nghiệm lâu năm về tư vấn pháp luật toàn diện và cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói đạt hiệu quả thành công 100% tại Thành phố Hồ Chí Minh được đông đảo khách hàng lựa chọn và sử dụng.

Ngoài các gói thành lập doanh nghiệp như trên, Công ty Luật Hùng Phí còn hỗ trợ và cung cấp các giải pháp tư vấn pháp lý toàn diện cho toàn bộ quá trình hoạt động, kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp, góp phần không nhỏ vào sự phát triển thịnh vượng thành công, bền vững của Quý doanh nghiệp/ khách hàng trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác quý báu của Quý khách hàng/ doanh nghiệp.

Trên đây là nội dung về Lệ phí môn bài của doanh nghiệp: Mức đóng và thời hạn đóng lệ phí môn bài? mà Công ty Luật Hùng Phí xin gửi đến Quý khách hàng để tham khảo. Nếu Quý khách còn vướng mắc về vấn đề này hay cần luật sư tư vấn đối với trường hợp, vụ việc cụ thể của mình, Quý khách hãy vui lòng liên hệ luôn hôm nay với Luật sư của Công ty Luật Hùng Phí để được hỗ trợ, tư vấn kịp thời.

Thông tin liên hệ:

Công ty Luật Hùng Phí

Điện thoại: 0962 75 28 38

Email: info@hungphi.vn

Website: hungphi.vn

Trân trọng cảm ơn Quý khách hàng!

Đánh giá

Bài viết liên quan