MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ LỐI ĐI CHUNG
Hiện nay, có rất nhiều tình huống tranh chấp về lối đi chung như lấn chiếm lối đi chung, yêu cầu mở lối đi chung, kích thước của lối đi chung,… Vậy lối đi chung là gì? Pháp luật hiện nay quy định như thế nào về lối đi chung?
Một số quy định về lối đi chung
1. Lối đi chung là gì?
Pháp luật hiện hành không có quy định hay giải thích như thế nào là lối đi chung. Lối đi chung có thể hiểu là phần diện tích đất chung được nhiều hộ gia đình, cá nhân sử dụng để đi ra đường công cộng. Tại Bộ luật dân sự 2015 lối đi qua là thuật ngữ pháp lý được dùng để chỉ lối đi chung.
2. Một số quy định về lối đi chung
2.1 Điều kiện áp dụng quyền về lối đi
Theo quy định tại khoản 1 Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
“1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Theo đó, để chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc mở cho mình một lối đi thì cần đáp ứng hai điều kiện sau:
- Bất động sản phải bị vây bọc bởi các bất động sản khác: Bộ luật dân sự không giải thích bất động sản bị vây bọc là gì. Tuy nhiên, có thể hiểu bất động sản bị vây bọc là bị bao vây bởi một hoặc nhiều bất động sản xung quanh dẫn đến không thể trực tiếp lưu thông với đường công cộng hoặc đường lưu thông quá nhỏ dẫn đến việc sử dụng, khai thác bất động sản bị hạn chế.
- Không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng: Điều này được hiểu là không có bất cứ một lối đi nào ra đường công cộng, chủ sở hữu không thể lưu thông ra đường. Có lối đi nhưng lối đi không đủ, quá hẹp hoặc quá ngắn để chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc có thể đi ra đường công cộng.
XEM THÊM: Bán đất đang bị tranh chấp có được không?
2.2 Diện tích lối đi chung
Tại khoản 2 Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau “2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.”
Theo đó, không phải chủ sở hữu thích yêu cầu mở lối đi trên bất động sản nào cũng được. Yêu cầu mở lối đi phải đảm bảo lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào được coi là thuận tiện, hợp lý nhất. Điều này có tính đến địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi như thế nào sẽ do các bên thỏa thuận.
2.3 Căn cứ xác lập và chấm dứt quyền về lối đi chung
Quyền về lối đi là một trong những quyền đối với bất động sản liền kề, nên căn cứ xác lập được quy định tại Điều 246 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể như sau:
“Điều 246. Căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề
Quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập do địa thế tự nhiên, theo quy định của luật, theo thoả thuận hoặc theo di chúc.”
Căn cứ chấm dứt quyền về lối đi được quy định tại Điều 256 Bộ luật dân sự 2015, đó là:
3. Giải quyết tranh chấp về lối đi chung
Tranh chấp về lối đi chung là một dạng của tranh chấp đất đai, do đó nó có phương thức giải quyết tương tự như tranh chấp đất đai. Dưới đây là 03 phương thức giải quyết tranh chấp đất đai theo thẩm quyền giải quyết được quy định tại Điều 203, Luật đất đai 2013:
3.1 Hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã
Hòa giải là hình thức xử lý đẹp lòng đôi bên, cho phép các bên tự thỏa thuận với nhau. Vì vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 202 Luật đất đai 2013, khi các bên có tranh chấp về đất đai Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải với nhau. Nếu không tự hòa giải được thì các bên sẽ giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Cơ sở ở đây được hiểu là thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác (gọi chung là thôn, tổ dân phố).
Trường hợp các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải theo quy định tại khoản 2 Điều 202 Luật đất đai 2013.
Đối với những tranh chấp liên quan đến đất đai nhưng chủ yếu do Bộ luật Dân sự điều chỉnh như: Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, nhà ở; Tranh chấp về di sản thừa kế là quyền sử dụng đất; Tranh chấp tài sản chung là quyền sử dụng đất giữa vợ và chồng khi ly hôn… các bên có thể khởi kiện trực tiếp tại Tòa án mà không phải thông qua hòa giải tại UBND cấp xã.
Quý khách có thể tham khảo chi tiết thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 88 của Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013 hoặc liên hệ Luật Hùng Phí để được tư vấn.
3.2 Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền
Theo khoản 1 Điều 203 Luật đất đai 2013 khi các bên tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì Tòa án nhân dân sẽ giải quyết các tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013, cụ thể là:
- Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
- Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
- Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
- Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
- Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.
Khi thực hiện việc khởi kiện Quý khách hàng cần lưu ý các điều kiện sau:
- Tranh chấp đất đai đã được hòa giải không thành tại UBND cấp xã.
- Tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân;
- Người khởi kiện phải có quyền khởi kiện tranh chấp;
- Tranh chấp đất đai chưa được cơ quan khác giải quyết;
3.3 Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền
Căn cứ theo khoản 2 Điều 203 Luật đất đai 2013, đối với các tranh chấp mà các bên đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 thì có thể lựa chọn giải quyết theo hình thức nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc làm đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân nơi có đất tranh chấp theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Vui lòng liên hệ Luật Hùng Phí để được tư vấn chi tiết hồ sơ, thủ tục đối với từng phương thức giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể của Quý khách hàng.
Trên đây là nội dung Một số quy định về lối đi chung mà Công ty Luật Hùng Phí xin gửi đến Quý khách hàng để tham khảo. Nếu Quý khách còn vướng mắc về vấn đề này hay cần luật sư tư vấn đối với trường hợp, vụ việc cụ thể của mình, Quý khách hãy vui lòng liên hệ luôn hôm nay với Luật sư của Công ty Luật Hùng Phí để được hỗ trợ, tư vấn kịp thời.
Thông tin liên hệ:
Công ty Luật Hùng Phí
Điện thoại: 0962 75 28 38
Email: info@hungphi.vn
Website: hungphi.vn
Trân trọng cảm ơn Quý khách hàng!