Thông tư 99/2017/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc hướng dẫn một số nội dung về công tác giám sát và đánh giá đầu tư trong Bộ Quốc phòng

BỘ QUỐC PHÒNG
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 99/2017/TT-BQP

Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2017

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ TRONG BỘ QUỐC PHÒNG

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư;

Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kế hoạch và Đầu tư/Bộ Quốc phòng;

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư hướng dẫn một số nội dung về công tác giám sát và đánh giá đầu tư trong Bộ Quốc phòng.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số nội dung về công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong Bộ Quốc phòng, bao gồm: thẩm quyền, trách nhiệm, nội dung thực hiện; phương thức; chi phí trong thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư đối với chương trình, dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.

2. Thông tư này không điều chỉnh đối với:

a) Chương trình, dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

b) Chương trình, dự án đầu tư ra nước ngoài.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các chủ thể thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong Bộ Quốc phòng; các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư sử dụng vốn nhà nước của các chương trình, dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đơn vị thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư của đơn vị đầu mối (sau đây được gọi tắt là cơ quan giám sát, đánh giá đầu tư của đơn vị đầu mối) là tổ chức thuộc đơn vị đầu mối được giao thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá dự án đầu tư.

2. “Chủ sử dụng trong Bộ Quốc phòng” là cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng được giao quản lý khai thác, vận hành dự án thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.

3. “Chương trình đầu tư công trong Bộ Quốc phòng” (viết tắt là chương trình) là một tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu được xác định trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc.

4. “Cơ quan được giao chuẩn bị dự án đầu tư” là cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng được giao lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án hoặc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án.

5. “Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công của Bộ Quốc phòng” là cơ quan được giao thực hiện chức năng quản lý đầu tư công của Bộ Quốc phòng (sau đây được gọi tắt là cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công của Bộ Quốc phòng).

6. “Đánh giá chương trình, dự án đầu tư” là hoạt động định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất nhằm xác định mức độ đạt được theo mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể so với quyết định đầu tư hoặc tiêu chuẩn đánh giá quy định của nhà nước tại một thời điểm nhất định.

7. “Dự án đầu tư công trong Bộ Quốc phòng” là dự án đầu tư công thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.

8. “Giám sát đầu tư trong Bộ Quốc phòng” là hoạt động theo dõi, kiểm tra đầu tư, gồm giám sát chương trình, dự án đầu tư và giám sát tổng thể đầu tư các chương trình, dự án công thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.

9. “Hiệu quả đầu tư” là mức độ đạt được mục tiêu đối với kết quả của dự án đầu tư.

10. “Hoạt động đầu tư công của Bộ Quốc phòng” bao gồm: lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định chương trình, dự án đầu tư công; lập, thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; theo dõi và đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn đầu tư công vào các chương trình, dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.

11. “Kế hoạch chi tiết thực hiện dự án” là kế hoạch thực hiện dự án hàng năm được xây dựng phù hợp với chỉ tiêu kế hoạch vốn hàng năm và được chủ đầu tư phê duyệt tuân thủ theo kế hoạch tổng thể thực hiện dự án.

12. “Kế hoạch tổng thể thực hiện dự án” là bảng kế hoạch xác định rõ các nguồn lực sử dụng, tiến độ thực hiện, thời hạn hoàn thành, mục tiêu chất lượng và tiêu chí chấp nhận kết quả đối với từng hoạt động của dự án để làm cơ sở theo dõi, đánh giá, do ban quản lý dự án chuẩn bị trước khi thực hiện dự án và phải được cơ quan quyết định thành lập ban quản lý dự án hoặc chủ đầu tư phê duyệt.

13. “Khung logic của dự án” là bảng mô tả tóm tắt các kết quả cơ bản của dự án được phê duyệt, trên cơ sở quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án làm cơ sở để xây dựng khung giám sát, khung đánh giá được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

14. “Kiểm tra chương trình, dự án đầu tư trong Bộ Quốc phòng” là hoạt động định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất, nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý chương trình, dự án thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng; phát hiện kịp thời những sai sót, yếu kém về quản lý chương trình, dự án theo quy định của pháp luật; kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý những vướng mắc, phát sinh, việc làm sai quy định về quản lý chương trình, dự án; giám sát việc xử lý và chấp hành các biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện.

15. “Theo dõi chương trình, dự án đầu tư” là hoạt động thường xuyên và định kỳ cập nhật các thông tin liên quan đến tình hình thực hiện chương trình, dự án; tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin, đề xuất các phương án phục vụ việc ra quyết định của các cấp quản lý nhằm đảm bảo chương trình, dự án đầu tư thực hiện đúng mục tiêu, đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng và trong khuôn khổ các nguồn lực đã được xác định.

Điều 4. Nguyên tắc và các yêu cầu của công tác giám sát, đánh giá đầu tư

Giám sát đánh, giá đầu tư thực hiện theo các nguyên tắc quy định tại Điều 4 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP và các yêu cầu sau:

1. Không chồng chéo giữa công tác giám sát, đánh giá chương trình, dự án đầu tư với công tác giám sát, đánh giá chuyên ngành.

2. Việc thực hiện công tác giám sát, đánh giá phải trên cơ sở khung giám sát, đánh giá do chủ đầu tư xây dựng trước khi thực hiện dự án đầu tư.

3. Chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp các loại tài liệu hợp lệ làm cơ sở cho việc giám sát, đánh giá chương trình, dự án đầu tư theo yêu cầu của người, cơ quan có thẩm quyền giám sát, đánh giá.

Chương II

THẨM QUYỀN, TRÁCH NHIỆM VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Mục 1. BỘ QUỐC PHÒNG

Điều 5. Thẩm quyền, trách nhiệm chung

Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá các chương trình, dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Bộ Quốc phòng theo quy định tại Điều 60 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về Giám sát và đánh giá đầu tư (sau đây viết tắt là Nghị định số 84/2015/NĐ-CP); một số trách nhiệm cụ thể như sau:

1. Trong công tác giám sát đầu tư

a) Đối với công tác theo dõi

– Thực hiện công tác theo dõi tổng thể đầu tư, chương trình, dự án theo thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ Quốc phòng, người quyết định đầu tư, cơ quan chủ quản, chủ chương trình.

– Giao cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư công của Bộ Quốc phòng theo dõi.

b) Đối với công tác kiểm tra

– Phê duyệt kế hoạch kiểm tra hàng năm về tổng thể đầu tư, các chương trình, dự án theo các nội dung xác định tại Phụ lục II ban hành theo Thông tư này phù hợp với quy mô, tính chất của chương trình, dự án và khả năng kinh phí của Bộ Quốc phòng.

c) Thực hiện công tác kiểm tra chương trình, dự án đầu tư như sau:

– Kiểm tra ít nhất một lần đối với chương trình, dự án có thời gian thực hiện đầu tư trên 12 tháng hoặc khi điều chỉnh chương trình, dự án làm thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô, tăng tổng mức đầu tư so với quyết định đầu tư được phê duyệt.

– Kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất trong quá trình đầu tư theo các nội dung, chỉ tiêu được phê duyệt tại văn bản quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư.

Trong từng trường hợp cụ thể, Bộ Quốc phòng ủy quyền cho Cục Kế hoạch và Đầu tư/BQP chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện kiểm tra.

2. Trong công tác đánh giá đầu tư:

a) Phê duyệt kế hoạch hàng năm về đánh giá tổng thể đầu tư, đánh giá tác động, đánh giá đột xuất chương trình, dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quản lý, phù hợp với quy mô, tính chất của chương trình, dự án và khả năng kinh phí của Bộ Quốc phòng.

b) Tổ chức thực hiện: Tổ chức đánh giá tác động, đánh giá đột xuất đối với các chương trình, dự án đầu tư theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Thông tư này và quyết định thực hiện các loại đánh giá khác quy định tại Khoản 4 Điều 2 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP khi cần thiết.

c) Các vấn đề khác

– Cục Kế hoạch và Đầu tư/BQP là cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công của Bộ Quốc phòng thực hiện việc đánh giá tác động đối với các chương trình, dự án đầu tư quy định tại Khoản 1 của Điều này.

Trong từng trường hợp cụ thể giao hoặc ủy quyền cho chủ sử dụng hoặc cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Quốc phòng tổ chức đánh giá tác động chương trình dự án đầu tư do Bộ Quốc phòng quyết định đầu tư.

– Quyết định việc chủ đầu tư được thuê chuyên gia tư vấn đủ năng lực để đánh giá dự án đầu tư trường hợp là người quyết định đầu tư.

Điều 6. Nội dung giám sát, đánh giá đầu tư

1. Nội dung giám sát đầu tư: thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 15 và Điều 16 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP .

2. Nội dung đánh giá đầu tư: thực hiện theo quy định tại Điều 81 Luật Đầu tư công.

Điều 7. Chế độ báo cáo

Thực hiện chế độ Báo cáo giám sát đánh giá tổng thể 6 tháng, năm và Báo cáo hoạt động đầu tư ra nước ngoài hàng năm với Chính phủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 68 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP .

Mục 2. CƠ QUAN GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ CÔNG CỦA BỘ QUỐC PHÒNG

Điều 8. Cơ quan chủ trì giám sát, đánh giá đầu tư công của Bộ Quốc phòng

Cục Kế hoạch và Đầu tư/BQP là cơ quan chủ trì giám sát, đánh giá đầu tư công của Bộ Quốc phòng thực hiện thẩm quyền và trách nhiệm chủ trì giám sát, đánh giá đối với các chương trình, dự án đầu tư thuộc thẩm quyền, trách nhiệm giám sát, đánh giá của Bộ Quốc phòng.

Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chủ trì giám sát, đánh giá đầu tư công của Bộ Quốc phòng

1. Nhiệm vụ

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá chương trình, dự án thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 và Khoản 3 Điều 12 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ;

b) Lập kế hoạch theo dõi, kiểm tra, đánh giá chương trình, dự án đầu tư và tổ chức thực hiện các công việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá chương trình, dự án đầu tư trong phạm vi trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công của Bộ Quốc phòng;

c) Phân công cụ thể bộ phận, cán bộ chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đánh giá chương trình, dự án đầu tư và theo dõi, kiểm tra, đánh giá tổng thể đầu tư;

d) Tổ chức hệ thống cung cấp và lưu trữ thông tin về tình hình đầu tư trong phạm vi của Bộ Quốc phòng;

đ) Thu thập, xem xét, phân tích các thông tin, các báo cáo, thông tin liên quan phục vụ theo dõi, kiểm tra, đánh giá dự án đầu tư; lập Báo cáo giám sát, đánh giá chương trình, dự án đầu tư trình Bộ Quốc phòng xem xét.

2. Quyền hạn

a) Yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá dự án đầu tư ở các đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng, chủ đầu tư, chủ sử dụng, ban quản lý dự án, cơ quan được giao chuẩn bị dự án đầu tư báo cáo theo chế độ quy định, cung cấp các thông tin, tài liệu bổ sung liên quan đến nội dung giám sát, đánh giá dự án đầu tư nếu cần thiết.

b) Trường hợp cần thiết có thể trao đổi trực tiếp qua điện thoại hoặc tại hiện trường với các đơn vị thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư tại các đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng để làm rõ các nội dung liên quan đến việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá dự án đầu tư. Khi làm việc trực tiếp tại hiện trường phải có kế hoạch, nội dung làm việc cụ thể và phải thông báo trước với các cơ quan, đơn vị liên quan.

c) Kiến nghị cấp có thẩm quyền tạm dừng, đình chỉ thực hiện các dự án đầu tư hoặc thu hồi quyết định đầu tư nêu trong quá trình giám sát, đánh giá dự án đầu tư phát hiện có những sai phạm nghiêm trọng. Báo cáo Bộ Quốc phòng việc vi phạm các quy định về giám sát, đánh giá dự án đầu tư của chủ đầu tư, cơ quan, đơn vị liên quan và kiến nghị các biện pháp xử lý theo mức độ vi phạm.

Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan chủ trì giám sát, đánh giá đầu tư công của Bộ Quốc phòng

1. Tổ chức thực hiện theo dõi toàn bộ quá trình đầu tư các chương trình, dự án đầu tư theo quy định tại Khoản 3, Khoản 7 Điều 3 của Thông tư này.

2. Chủ trì, tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá chương trình, dự án đầu tư theo kế hoạch hoặc đột xuất.

3. Quyết định thực hiện đánh giá khác quy định tại Khoản 4 Điều 2 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP khi cần thiết.

4. Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện chế độ báo cáo với Chính phủ (qua Bộ Kế hoạch và Đầu tư) về giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư 6 tháng, năm năm và hoạt động đầu tư ra nước ngoài hàng năm theo quy định tại Khoản 2 Điều 68 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP .

5. Thực hiện thẩm quyền của Bộ Quốc phòng trong trường hợp được giao thực hiện các nội dung quy định tại Điều 5 của Thông tư này.

6. Xây dựng, điều hành hệ thống thông tin điện tử về giám sát, đánh giá Chương trình, Dự án đầu tư trong phạm vi của Bộ Quốc phòng theo quy định của nhà nước và Bộ Quốc phòng.

7. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát, đánh giá đầu tư trong Bộ Quốc phòng.

Điều 11. Nội dung giám sát, đánh giá đầu tư

1. Nội dung giám sát, đánh giá đầu tư thực hiện như sau:

a) Nội dung giám sát đầu tư: Thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 16 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP .

b) Nội dung đánh giá đầu tư: Thực hiện theo quy định tại Điều 81 Luật Đầu tư công.

2. Trường hợp được Bộ Quốc phòng giao theo quy định tại Điều 5 của Thông tư, nội dung giám sát, đánh giá đầu tư thực hiện theo quy định tại các Điều 6, Điều 7, Điều 8 của Thông tư này.

Điều 12. Chế độ báo cáo

1. Thực hiện chế độ báo cáo với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về công tác giám sát, đánh giá tổng thể theo định kỳ 6 tháng, năm.

2. Chế độ báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư 6 tháng, năm thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 22/2015/TT-BKHĐT ngày 18 tháng 12 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Quy định về Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư (sau đây gọi tắt là Thông tư số 22/2015/TT-BKHĐT).

3. Thời hạn báo cáo: Thực hiện theo Khoản 4 Điều 69 của Nghị định số 84/2015/NĐ-CP .

Mục 3. ĐƠN VỊ ĐẦU MỐI TRỰC THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG

Điều 13. Đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng

Đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quy định tại Điều 3 Nghị định 35/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng và thuộc các đối tượng được phân cấp, ủy quyền theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Quốc phòng quy định về phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư trong Bộ Quốc phòng.

Điều 14. Quyền, trách nhiệm trong việc thực hiện công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư

1. Tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá dự án thuộc chương trình, dự án đầu tư theo quyền, trách nhiệm của đơn vị mình.

2. Giao cơ quan, tổ chức của đơn vị mình thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư của cấp mình và các nội dung liên quan trong trường hợp thực hiện ủy quyền.

3. Phối hợp với cơ quan đầu mối thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư của Bộ Quốc phòng, triển khai hệ thống thông tin điện tử về giám sát, đánh giá dự án đầu tư trong phạm vi Bộ Quốc phòng.

4. Trong trường hợp người đứng đầu đơn vị đầu mối là người quyết định đầu tư, được quyết định chủ đầu tư có thể thực hiện thuê chuyên gia tư vấn đủ năng lực để đánh giá dự án đầu tư.

Điều 15. Quyền, trách nhiệm giám sát dự án đầu tư

1. Công tác theo dõi

a) Đối với các dự án do Bộ Quốc phòng quyết định đầu tư: Thực hiện theo dõi quá trình đầu tư trong phạm vi quy định được phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đối với các chỉ tiêu được phê duyệt tại quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và thực hiện chức năng cơ quan chủ quản trong quyết định đầu tư của Bộ Quốc phòng. Thủ trưởng đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

b) Đối với các dự án được phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư: tổ chức thực hiện hoặc giao đơn vị thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư theo dõi quá trình đầu tư theo các chỉ tiêu được phê duyệt tại quyết định đầu tư. Trường hợp được giao là chủ dự án thành phần của chương trình đầu tư thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP .

2. Công tác kiểm tra

a) Xây dựng và phê duyệt kế hoạch kiểm tra hàng năm các dự án đầu tư được phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư phù hợp với quy mô, tính chất của dự án và khả năng kinh phí của cấp được Bộ phân cấp, ủy quyền.

b) Phối hợp với Cục Kế hoạch và Đầu tư/BQP và các cơ quan liên quan thực hiện kiểm tra dự án đầu tư đối với các dự án đầu tư do Bộ Quốc phòng quyết định đầu tư.

c) Đối với dự án được phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư:

– Kiểm tra ít nhất một lần đối với dự án có thời gian thực hiện đầu tư trên 12 tháng, khi điều chỉnh dự án làm thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô, tăng tổng mức đầu tư theo phạm vi quản lý của đơn vị đầu mối. Trường hợp được giao là chủ dự án thành phần của chương trình đầu tư thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP .

– Kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất trong quá trình đầu tư theo các nội dung, chỉ tiêu được phê duyệt tại văn bản quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư.

– Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công của Bộ Quốc phòng thực hiện kiểm tra dự án đầu tư khi có yêu cầu của Bộ Quốc phòng hoặc cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công của Bộ Quốc phòng.

Trong từng trường hợp cụ thể, thủ trưởng đơn vị đầu mối giao cho đơn vị trực thuộc thực hiện các nhiệm vụ trên theo các chỉ tiêu đã được phê duyệt tại quyết định đầu tư. Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ phải chịu trách nhiệm trước thủ trưởng đơn vị đầu mối và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Điều 16. Quyền, trách nhiệm đánh giá dự án đầu tư

1. Xây dựng, phê duyệt kế hoạch đánh giá

Xây dựng và phê duyệt kế hoạch hàng năm về đánh giá tác động, đánh giá đột xuất dự án đầu tư của cấp đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng, phù hợp với quy mô, tính chất của dự án và khả năng kinh phí của cấp được Bộ Quốc phòng phân cấp, ủy quyền.

2. Tổ chức thực hiện

a) Tổ chức đánh giá tác động, đánh giá đột xuất đối với các dự án đầu tư do cấp được Bộ Quốc phòng phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư và quyết định thực hiện các loại đánh giá khác quy định tại Khoản 4 Điều 2 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP đối với dự án đầu tư trên khi cần thiết.

b) Trường hợp đơn vị đầu mối là chủ đầu tư dự án đầu tư quan trọng cấp quốc gia, dự án nhóm A hoặc được giao là chủ dự án thành phần thuộc chương trình đầu tư phải thực hiện đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ và đánh giá kết thúc dự án đầu tư. Việc đánh giá tác động đối với các dự án đầu tư quy định tại Khoản 2 Điều này có thể giao cho đơn vị chuyên môn của được Bộ Quốc phòng phân cấp, ủy quyền thực hiện.

Đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng được giao hoặc ủy quyền cho đơn vị chuyên môn trực thuộc hoặc đơn vị là chủ sử dụng dự án thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá dự án đầu tư và đánh giá tác động dự án đầu tư do cấp đơn vị đầu mối quyết định đầu tư. Thủ trưởng các đơn vị được giao hoặc ủy quyền chịu trách nhiệm trước pháp luật và thủ trưởng đơn vị đầu mối việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.

Điều 17. Nội dung thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư

1. Nội dung giám sát đầu tư:

a) Trường hợp người đứng đầu đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng là người quyết định đầu tư các dự án được Bộ Quốc phòng phân cấp, ủy quyền thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP .

b) Trường hợp đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng là chủ đầu tư thì đồng thời thực hiện trách nhiệm giám sát theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này và thực hiện trách nhiệm giám sát theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Thông tư này.

2. Nội dung đánh giá đầu tư

a) Trường hợp người đứng đầu đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng là người quyết định đầu tư các dự án đầu tư được Bộ Quốc phòng phân cấp, ủy quyền thực hiện theo quy định tại Điều 81 Luật Đầu tư công.

b) Trường hợp đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng là chủ đầu tư thì đồng thời phải thực hiện theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này và thực hiện trách nhiệm đánh giá theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Thông tư này.

3. Trường hợp cần thiết giao cơ quan giám sát, đánh giá đầu tư trực thuộc thực hiện việc đánh giá đầu tư theo quy định.

Điều 18. Chế độ báo cáo

1. Thực hiện trách nhiệm đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng

a) Lập, gửi Bộ Quốc phòng (qua cơ quan đầu mối thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư của Bộ Quốc phòng) Báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện 6 tháng, năm các dự án đầu tư do đơn vị đầu mối quyết định đầu tư và các dự án do Bộ Quốc phòng quyết định đầu tư.

b) Nội dung theo Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư 6 tháng, năm quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 22/2015/TT-BKHĐT .

c) Thời hạn báo cáo: Trước ngày 15 tháng 7 hàng năm đối với Báo cáo 6 tháng và trước ngày 15 tháng 02 năm sau đối với với Báo cáo năm.

2. Thực hiện trách nhiệm chủ đầu tư: Thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Thông tư này.

Mục 4. CHỦ ĐẦU TƯ

Điều 19. Trách nhiệm trong công tác giám sát dự án đầu tư

1. Đối với công tác theo dõi: Chủ đầu tư tự tổ chức thực hiện theo dõi toàn bộ quá trình thực hiện dự án theo nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 21 Thông tư này và các chỉ tiêu đã được người quyết định đầu tư phê duyệt để bảo đảm mục tiêu và hiệu quả đầu tư.

2. Đối với công tác kiểm tra: Chủ đầu tư tự tổ chức thực hiện kiểm tra toàn bộ quá trình thực hiện dự án theo nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 21 của Thông tư này và các chỉ tiêu đã được người quyết định đầu tư phê duyệt để bảo đảm mục tiêu và hiệu quả đầu tư của dự án.

Chủ đầu tư phải xây dựng, phê duyệt khung giám sát trước khi thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 28 Thông tư này và phải cung cấp các loại tài liệu hợp lệ làm cơ sở cho việc giám sát dự án đầu tư.

Điều 20. Trách nhiệm trong công tác đánh giá dự án đầu tư

Chủ đầu tư phải tổ chức thực hiện đánh giá ban đầu, giữa kỳ và kết thúc dự án đầu tư theo quy định tại Điều 81 Luật Đầu tư công.

Trường hợp chủ đầu tư đồng thời là chủ sử dụng phải tổ chức đánh giá tác động khi được người quyết định đầu tư giao. Nội dung đánh giá tác động thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 81 Luật Đầu tư công.

Chủ đầu tư phải cung cấp các loại tài liệu hợp lệ làm cơ sở cho việc đánh giá dự án đầu tư khi có yêu cầu của Bộ Quốc phòng, người quyết định đầu tư, người được ủy quyền quyết định đầu tư, cơ quan giám sát, đánh giá đầu tư của Bộ Quốc phòng, cơ quan giám sát, đánh giá đầu tư của đơn vị đầu mối theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 21. Nội dung thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư

1. Nội dung giám sát: Thực hiện theo quy định tại Điều 8 và Điều 14 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP .

2. Nội dung đánh giá đầu tư: Thực hiện theo quy định tại Điều 81 Luật Đầu tư công.

Điều 22. Chế độ báo cáo

1. Chủ đầu tư phải lập, gửi cơ quan giám sát đánh giá đầu tư công của Bộ Quốc phòng và đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng các loại báo cáo sau: Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và năm); trước khi khởi công dự án; trước khi điều chỉnh dự án; trước khi kết thúc dự án được giao quản lý, thực hiện.

2. Đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án thuộc chương trình mục tiêu cấp nhà nước, chủ đầu tư thực hiện chế độ Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi khởi công dự án, trước khi điều chỉnh dự án, trước khi kết thúc dự án và định kỳ 6 tháng, năm; chủ đầu tư phải gửi các báo cáo trên tới các cơ quan theo quy định tại Khoản 1 Điều này, đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

3. Trường hợp chủ đầu tư đồng thời là chủ sử dụng dự án, đồng thời phải thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 23 Thông tư này.

Mục 5. CHỦ SỬ DỤNG, CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO CHUẨN BỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Điều 23. Trách nhiệm của chủ sử dụng

1. Đối với công tác giám sát: Tổ chức theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình khai thác, vận hành dự án đầu tư. Xử lý theo thẩm quyền những khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình khai thác, vận hành dự án. Trường hợp những khó khăn, vướng mắc và các vấn đề vượt quá thẩm quyền thì đề xuất với người có thẩm quyền phương án xử lý.

2. Đối với công tác đánh giá: Thực hiện đánh giá tác động dự án đầu tư khi được người có thẩm quyền quyết định đầu tư của Bộ Quốc phòng và đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng giao.

3. Nội dung giám sát, đánh giá

a) Nội dung giám sát thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP

b) Nội dung đánh giá thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 81 Luật Đầu tư công.

4. Chế độ báo cáo

a) Báo cáo năm: Tình hình khai thác, vận hành dự án đầu tư từ khi đưa vào khai thác vận hành đến khi có Báo cáo đánh giá tác động.

b) Báo cáo đánh giá tác động dự án đầu tư được thực hiện vào thời điểm thích hợp sau năm thứ 3 kể từ khi đưa dự án vào vận hành. Nội dung báo cáo thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 81 Luật Đầu tư công.

Điều 24. Cơ quan được giao chuẩn bị dự án đầu tư

1. Đối với công tác giám sát

a) Chủ trương đầu tư dự án: Cơ quan được giao chuẩn bị dự án đầu tư tổ chức theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án.

b) Đối với việc lập dự án: Cơ quan được giao chuẩn bị dự án đầu tư tổ chức theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án.

2. Đối với công tác đánh giá

a) Chủ trương đầu tư dự án: Tổ chức đánh giá về việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án; tình hình trình thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư dự án; khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện và việc xử lý theo thẩm quyền; đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.

b) Đối với việc lập dự án: Tổ chức đánh giá về việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án; tình hình trình thẩm định, quyết định đầu tư dự án; khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện và việc xử lý theo thẩm quyền; đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.

3. Nội dung giám sát

a) Chủ trương đầu tư dự án: Thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP .

b) Lập dự án: Thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP .

4. Chế độ báo cáo

a) Đối với chủ trương đầu tư dự án: Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và năm); Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi trình quyết định chủ trương đầu tư dự án.

b) Đối với việc lập dự án: Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và năm); Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi trình quyết định đầu tư dự án.

Mục 6. CƠ QUAN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

Điều 25. Quy định chung

Cơ quan quản lý chuyên ngành là cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư có chuyên môn phù hợp với tính chất, nội dung của dự án, căn cứ chức năng nhiệm vụ được Bộ Quốc phòng giao, thực hiện giám sát, đánh giá theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Điều 26. Thực hiện công tác giám sát, đánh giá chuyên ngành

Cơ quan quản lý chuyên ngành thực hiện giám sát, đánh giá theo quy định pháp luật chuyên ngành. Trường hợp có liên quan đến các chương trình, dự án đầu tư thực hiện như sau:

1. Trường hợp người quyết định đầu tư là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

a) Đối với hoạt động xây dựng: Phối hợp với cơ quan chủ trì giám sát, đánh giá đầu tư công của Bộ Quốc phòng và các cơ quan quản lý có liên quan trong Bộ Quốc phòng tổ chức giám sát, đánh giá theo quy định của pháp luật về xây dựng, đầu tư công và theo nội dung, tiêu chí đánh giá đã được phê duyệt.

b) Đối với hoạt động liên quan đến khoa học, công nghệ: Phối hợp với cơ quan chủ trì giám sát, đánh giá đầu tư công của Bộ Quốc phòng và các cơ quan quản lý có liên quan trong Bộ Quốc phòng tổ chức giám sát, đánh giá theo quy định của pháp luật về khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ, đầu tư công và theo nội dung, tiêu chí đánh giá đã được phê duyệt.

c) Đối với hoạt động liên quan đến môi trường: Phối hợp với cơ quan chủ trì giám sát, đánh giá đầu tư công của Bộ Quốc phòng và các cơ quan quản lý có liên quan trong Bộ Quốc phòng tổ chức giám sát, đánh giá theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đầu tư công và theo nội dung, tiêu chí đánh giá đã được phê duyệt.

d) Đối với hoạt động liên quan đến công nghệ thông tin: Phối hợp với cơ quan chủ trì giám sát, đánh giá đầu tư công của Bộ Quốc phòng và các cơ quan quản lý có liên quan trong Bộ Quốc phòng tổ chức giám sát, đánh giá theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, đầu tư công và theo nội dung, tiêu chí đánh giá đã được phê duyệt.

đ) Đối với hoạt động tài chính: Phối hợp với cơ quan chủ trì giám sát, đánh giá đầu tư công và các cơ quan quản lý có liên quan trong Bộ Quốc phòng thực hiện giám sát, đánh giá theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng vốn đầu tư; xác định dự toán chi sự nghiệp, chi thường xuyên cho nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư của Bộ Quốc phòng.

e) Đối với các hoạt động khác liên quan đến chương trình, dự án đầu tư không thuộc quy định tại các điểm a, b, c, d, đ Khoản 1 Điều này: Cơ quan được quy định tại Điều 25 của Thông tư này phối hợp với cơ quan chủ trì giám đánh giá đầu tư công của Bộ Quốc phòng và các cơ quan quản lý có liên quan trong Bộ Quốc phòng tổ chức giám sát, đánh giá theo quy định của pháp luật về chuyên ngành, đầu tư công và theo nội dung, tiêu chí đánh giá đã được phê duyệt.

2. Trường hợp người quyết định đầu tư là người đứng đầu đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng: Cơ quan quản lý chuyên ngành trực thuộc đơn vị đầu mối thực hiện như Khoản 1 Điều này.

Chương III

PHƯƠNG THỨC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Điều 27. Phương thức giám sát, đánh giá chương trình dự án đầu tư

1. Việc theo dõi chương trình, dự án đầu tư thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 67 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP như sau:

a) Theo dõi thường xuyên tại hiện trường;

b) Theo dõi thông qua Báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu;

c) Theo dõi thông qua báo cáo kết hợp theo dõi định kỳ hoặc đột xuất tại hiện trường.

Chủ đầu tư thực hiện theo dõi thường xuyên, chịu trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời của các thông tin báo cáo. Người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công của Bộ Quốc phòng thực hiện theo dõi chương trình dự án đầu tư trên cơ sở tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin báo cáo của chủ đầu tư, các cơ quan liên quan theo quy định tại Khoản 3 Điều 67 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP .

2) Việc kiểm tra, đánh giá chương trình, dự án đầu tư thực hiện theo 02 phương thức: Thông qua báo cáo, hoặc thành lập đoàn kiểm tra, đoàn đánh giá.

Điều 28. Khung giám sát, đánh giá dự án đầu tư

Khung giám sát, đánh giá của dự án đầu tư là các bảng tóm tắt thể hiện các nội dung chủ yếu của Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư quy định tại Khoản 2 Điều 47 Luật Đầu tư công và Điều 54 Luật Xây dựng được xác định theo khung logic do chủ đầu tư phê duyệt trước khi khởi công hoặc thực hiện đầu tư dự án gồm:

1. Khung giám sát: Khung giám sát dùng để xác định rõ mục tiêu, phạm vi theo dõi, đối tượng, quy định trách nhiệm, thời gian thực hiện cập nhật và báo cáo theo dõi dự án đầu tư. Nội dung khung giám sát thực hiện theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Khung đánh giá: Khung đánh giá dùng để xác định rõ mục tiêu, phạm vi hoạt động đánh giá, đối tượng, quy định trách nhiệm, phương thức thu thập thông tin để đánh giá dự án đầu tư. Nội dung khung đánh giá thực hiện theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 29. Các bước thực hiện giám sát, đánh giá chương trình, dự án đầu tư

1. Các bước theo dõi chương trình, dự án đầu tư thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 67 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP .

2. Các bước kiểm tra dự án chương trình, dự án đầu tư thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 67 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP .

3. Các bước đánh giá chương trình, dự án đầu tư thực hiện theo quy định ti Khoản 7 Điều 67 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP .

4. Các bước theo dõi, kiểm tra, đánh giá tổng thể đầu tư thực hiện theo quy định tại các Khoản 8, 9, 10 Điều 67 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP .

Điều 30. Phương thức, nội dung kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật trong hoạt động đầu tư của người quyết định đầu tư và cơ quan giám sát, đánh giá đầu tư các cấp

Thực hiện theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Tùy theo mức độ đạt được của dự án đầu tư tính đến thời điểm kiểm tra và tính chất của loại kiểm tra để áp dụng quy trình kiểm tra, đánh giá phù hợp với mỗi chương trình, dự án đầu tư.

Chương IV

CHI PHÍ TRONG CÔNG TÁC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Điều 31. Chi phí, nguồn vốn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư và đối tượng sử dụng

1. Chi phí thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều 52 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP .

2. Nguồn vốn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư

a) Kinh phí sự nghiệp, kinh phí thường xuyên cho công tác giám sát, đánh giá chương trình, dự án đầu tư theo kế hoạch hàng năm của cơ quan, đơn vị thực hiện công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư trong Bộ Quốc phòng.

b) Chi phí chuẩn bị đầu tư chương trình, dự án.

c) Trong tổng mức đầu tư chương trình, dự án.

d) Trong chi phí khai thác, vận hành dự án.

3. Đối tượng sử dụng

a) Các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công của Bộ Quốc phòng, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng.

b) Cơ quan được giao chuẩn bị dự án đầu tư.

c) Chủ đầu tư.

d) Chủ sử dụng.

Điều 32. Nội dung chi và mức chi

1. Nội dung chi

a) Chi cho công tác theo dõi chương trình, dự án đầu tư thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 53 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP .

b) Chi cho công tác kiểm tra chương trình, dự án đầu tư thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 53 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP .

c) Chi cho công tác đánh giá chương trình, dự án đầu tư thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 53 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP .

d) Chi cho công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 53 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP .

đ) Chi cho vận hành hệ thống thông tin điện tử về giám sát, đánh giá dự án đầu tư trong phạm vi của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 53 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP .

2. Mức chi: Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 33. Quản lý chi phí

1. Chủ đầu tư chương trình, dự án đầu tư thực hiện theo quy định về quản lý chi phí chương trình, dự án.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công của Bộ Quốc phòng, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng lập kế hoạch và dự toán chi sự nghiệp, chi thường xuyên cho nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư. Dự toán chi cho nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư được lập trên cơ sở kế hoạch giám sát, đánh giá đầu tư, nội dung chi theo quy định tại Điều 32 Thông tư này.

Việc quản lý chi phí giám sát, đánh giá đầu tư thực hiện theo quy định về quản lý và sử dụng nguồn chi sự nghiệp, chi thường xuyên của Bộ Quốc phòng hoặc theo Luật Ngân sách nhà nước.

3. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công của Bộ Quốc phòng, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng thuê tư vấn để thực hiện đánh giá dự án đầu tư thì quản lý chi phí này như quản lý chi phí dịch vụ tư vấn.

Chương V

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, DOANH NGHIỆP

Điều 34. Trách nhiệm của Cục Kế hoạch và Đầu tư/BQP

Cục Kế hoạch và Đầu tư/BQP giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư công của Bộ Quốc phòng, là cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư của Bộ Quốc phòng.

Điều 35. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đối với công tác giám sát, đánh giá tổng thể theo chuyên ngành

1. Phân công thực hiện

a) Các cơ quan quản lý chuyên ngành thực hiện theo dõi, kiểm tra và đánh giá tổng thể theo pháp luật chuyên ngành, lĩnh vực theo phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.

b) Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công của Bộ Quốc phòng:

– Công tác theo dõi tổng thể đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 46 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP .

– Công tác kiểm tra tổng thể đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP .

– Công tác đánh giá tổng thể đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 48 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP .

Các bước thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 29 của Thông tư này.

c) Các doanh nghiệp do Bộ Quốc phòng quản lý thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 56 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và Khoản 25 Điều 2 Nghị định số 35/2013/NĐ-CP, thực hiện theo dõi, kiểm tra và đánh giá tổng thể đầu tư theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 69 Luật Đầu tư.

2. Dự án đầu tư sử dụng vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn vay được bảo đảm bằng tài sản nhà nước, giá trị quyền sử dụng đất, vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định số 84/2015/NĐ-CP .

3. Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư thực hiện theo quy định tại Chương III Nghị định số 84/2015/NĐ-CP .

4. Dự án đầu tư ra nước ngoài thực hiện theo quy định tại Chương V Nghị định số 84/2015/NĐ-CP .

Điều 36. Trách nhiệm đối với công tác theo dõi, kiểm tra và đánh giá kế hoạch đầu tư công

1. Cục Kế hoạch và Đầu tư/BQP thực hiện theo dõi, kiểm tra và đánh giá kế hoạch đầu tư công thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng theo quy định tại Khoản 1 Điều 77, Khoản 1 và 2 Điều 78 Luật Đầu tư công.

2. Nội dung: thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 77 và Khoản 3 Điều 78 Luật Đầu tư công.

Điều 37. Xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động đầu tư của Bộ Quốc phòng

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi che giấu vi phạm hoặc hành vi vi phạm khác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì bồi thường theo quy định của pháp luật. Hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đầu tư của Bộ Quốc phòng thực hiện theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 38. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2017.

Điều 39. Trách nhiệm thi hành

1. Cục trưởng Cục Kế hoạch và Đầu tư/BQP, Chỉ huy các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Cục Kế hoạch và Đầu tư/BQP chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị và cá nhân phản ánh về Bộ Quốc phòng và Cục Kế hoạch và Đầu tư/BQP để xem xét giải quyết./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

 

 

Thượng tướng Trần Đơn

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC TÀI LIỆU CẦN THIẾT KHI THỰC HIỆN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ
(Kèm theo Thông tư số 99/2017/TT-BQP ngày 27/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

I. Các dự án có cấu phần xây dựng

1. Công tác chuẩn bị đầu tư:

– Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư có đủ điều kiện thực hiện;

– Tài liệu phê duyệt nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát, đấu thầu, hợp đồng, nghiệm thu và kết quả khảo sát;

– Tài liệu phê duyệt nhiệm vụ thiết kế, đấu thầu, hợp đồng, nghiệm thu;

– Báo cáo thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở;

– Quyết định phê duyệt dự án.

2. Công tác thực hiện đầu tư:

a) Hồ sơ đền bù, giải phóng mặt bằng (nếu có);

b) Hồ sơ lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế:

– Lựa chọn nhà thầu thiết kế: Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ lựa chọn nhà thầu, hợp đồng, nghiệm thu;

c) Tài liệu phê duyệt thiết kế – dự toán:

– Báo cáo thẩm định, quyết định phê duyệt;

d) Tài liệu lựa chọn nhà thầu thi công:

– Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ lựa chọn nhà thầu, hợp đồng, nghiệm thu;

đ) Tài liệu về công tác quản lý thi công:

– Lựa chọn, hợp đồng đối với nhà thầu giám sát thi công, giám sát tác giả;

– Tài liệu quản lý chất lượng đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 46/2015/NĐ-CP).

– Tài liệu quản lý chất lượng của nhà thầu thi công theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ;

– Tài liệu giám sát thi công, nghiệm thu công việc của giám sát thi công, giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ;

– Tài liệu thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình trong quá trình thi công xây dựng theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP (nếu có).

– Các tài liệu liên quan đến nghiệm thu và bàn giao theo quy định tại các Điều 30, 31, 33, 34 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ;

– Tài liệu yêu cầu và thực hiện bảo hành công trình xây dựng theo quy định tại các Điều 35, 36 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ;

e) Tài liệu về công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng:

– Tài liệu liên quan tình hình thực hiện, điều chỉnh tổng mức đầu tư theo quy định tại Điều 4, Điều 7 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 32/2015/NĐ-CP);

– Tài liệu liên quan quản lý, điều chỉnh dự toán theo quy định tại các Điều 9, Điều 10 và Điều 11 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ;

– Tài liệu liên quan dự toán gói thầu xây dựng theo quy định tại các Điều từ 12 đến 16 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ;

– Tài liệu liên quan đến chỉ tiêu kế hoạch vốn theo quy định tại Khoản 7 Điều 66, thời gian triển khai theo quy định tại Điều 74, tiến độ giải ngân hàng năm theo quy định tại Khoản 1 Điều 76 Luật Đầu tư công;

g) Tài liệu về công tác quản lý hợp đồng xây dựng:

– Thực hiện theo quy định tại các Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu (sau đây gọi tắt là Nghị định số 63/2014/NĐ-CP) và Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng;

h) Tài liệu về công tác quản lý tiến độ thực hiện dự án:

– Thực hiện theo quy định tại Điều 67 Luật Xây dựng.

i) Tài liệu về công tác quản lý dự án:

– Thành lập ban quản lý dự án thực hiện theo quy định tại các Điều 64 Luật Xây dựng; Điều 19 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2014 của Chính phủ quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 59/2015/NĐ-CP);

– Năng lực ban quản lý dự án thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 54, Khoản 3 Điều 64 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ;

– Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của ban quản lý dự án thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 64 Luật Xây dựng.

3. Công tác kết thúc đầu tư:

– Tài liệu liên quan đến nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng theo quy định tại Điều 123 Luật Xây dựng; Điều 37 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ;

– Tài liệu liên quan đến bàn giao công trình theo quy định tại Điều 124 Luật Xây dựng;

– Tài liệu liên quan đến bảo hành công trình theo quy định tại Điều 125 Luật Xây dựng;

4. Công tác khai thác vận hành, đưa vào sử dụng:

– Tài liệu xác định chủ sử dụng, quy trình và nội dung quản lý vận hành, bảo hành bảo trì sau khi đưa vào khai thác sử dụng.

II. Các dự án không có cấu phần xây dựng

Áp dụng các nội dung tương ứng như các dự án có cấu phần xây dựng theo quy định tại Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.

Riêng đối với các dự án công nghệ thông tin ngoài việc áp dụng các nội dung trên thì phải thực hiện theo các quy định tương ứng tại Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ quy định về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

 

PHỤ LỤC II

NỘI DUNG KHUNG LOGIC, KHUNG GIÁM SÁT VÀ KHUNG ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Thông tư số 99/2017/TT-BQP ngày 27/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

INội dung khung logic của dự án đầu tư

Tóm tắt nội dung

Các chỉ số có thể đo lường

Các phương tiện kiểm chứng

Các giả định chủ yếu

Mục đíchDiễn giải sự cần thiết đầu tư và phạm vi của dự án đầu tư, lợi ích lâu dài có tính bền vững đối với Nhà nước, Bộ Quốc phòng, cơ quan đầu mối, chủ đầu tư, chủ sử dụng hoặc đối tượng thụ hưởng dự án. (thuộc nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án nhóm A, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B, C được phê duyệt).Là các chỉ số được xác định tại chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư công trung hạn.Các quyết định phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư công trung hạnquyết định phê duyệt tiền khả thi, quyết định phê duyệt báo cáo chủ trương đầu tư.Các điều kiện trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư công trung hạn không thay đổi.
Mục tiêuXác định rõ các mục tiêu chính, cụ thể của dự án đầu tư (sau kết thúc đầu tư từ 3-5 năm) đối với Quốc gia, Bộ Quốc phòng, cơ quan đầu mối, chủ đầu tư, chủ sử dụng thuộc quyết định đầu tư được phê duyệt hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi.Tỷ lệ phần trăm hoặc số tuyệt đối đạt được các mục tiêu chính, cụ thể của dự án đầu tư.Dữ liệu báo cáo của chủ đầu tư, các đơn vị thụ hưởng dự án.Các kết quả của dự án tạo ra đúng kế hoạch, điều kiện để các đối tượng thụ hưởng dự án được bảo đảm.
Kết quảMức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm của dự án sau khi đưa vào sử dụng.Dự kiến mức độ hoàn thành nhiệm vụ của dự án (trước và sau khi đầu tư)Dữ liệu báo cáo của chủ đầu tư, các đơn vị thụ hưởng dự án.

Cơ quan quản lý chuyên ngành, cấp quyết định đầu tư.

Quy mô, nội dung dự án và thời gian thực hiện đúng quyết định được phê duyệt.
Đầu raQuy mô, nội dung của dự án xác định theo quyết định đầu tư được phê duyệt. Mức độ đạt được tại thời điểm bất kỳ của việc thực hiện các hạng mục đầu tư theo tiến độ được phê duyệtTỷ lệ khối lượng hoàn thành, giải ngân các hạng mục thực hiện dự án.Các báo cáo giám sát, đánh giá.

Các báo cáo tình hình thực hiện của các nhà thầu và kho bạc, báo cáo giám sát hàng quý

Vốn được cấp đúng tiến độ, các hợp đồng thực hiện đúng tiến độ. Không có biến động về chế độ, chính sách
Hoạt độngViệc thực hiện các hạng mục đầu tư của dự án theo quyết định được phê duyệt để đạt được quy mô, nội dung của dự án xác định theo quyết định đầu tư được phê duyệt. (thuộc nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu, tài liệu thiết kế dự án).Tình hình thực hiện hợp đồng của các nhà thầu và các đơn vị thực hiện dự ánBáo cáo tiến độ, dữ liệu của ban QLDA, chủ đầu tư, các nhà thầu.Năng lực của ban QLDA, quản lý hợp đồng và năng lực của các nhà thầu bảo đảm.
Đầu vàoVốn, nguồn lực khác, tiến độ, trách nhiệm các cơ quan đơn vị thực hiện dự án theo quyết định đầu tư được phê duyệt để đạt được các kết quả dự án đề ra.Tổng mức đầu tư, thời gian thực hiện dự án.Quyết định đầu tư dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi, tài liệu của cơ quan quản lý.Nguồn vốn bố trí được bảo đảm đúng.

Các cơ quan, đơn vị được phân giao trách nhiệm thực hiện đúng quyết định đầu tư.

II. Nội dung khung giám sát của dự án đầu tư

Tóm tắt nội dung

Các chỉ số có thể đo lường

Nội dung đo lường

Phương pháp đo lường

Người thực hiện đo lường

Tần suất đo lường

Nơi gửi báo cáo kết quả đo lường

Mục đíchLà các chỉ số được xác định tại chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư công trung hạn nhằm diễn giải sự cần thiết đầu tư và phạm vi của dự án đầu tư, lợi ích lâu dài có tính bền vững đối với Nhà nước, Bộ Quốc phòng, cơ quan đầu mối, chủ đầu tư, chủ sử dụng hoặc đối tượng thụ hưởng dự án. (nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án nhóm A, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B, C được phê duyệt).Mức độ đạt được so với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư công trung hạn.Các quyết định phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư công trung hạn. quyết định phê duyệt tiền khả thi, quyết định phê duyệt báo cáo chủ trương đầu tư.Các cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư.Theo quý và theo kế hoạchNgười quyết định đầu tư; cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công của Bộ Quốc phòng; đơn vị đầu mối
Mục tiêuTỷ lệ phần trăm hoặc số tuyệt đối đạt được các mục tiêu chính, cụ thể của dự án đầu tư (sau kết thúc đầu tư từ 3-5 năm) đối với Quốc gia, Bộ Quốc phòng, cơ quan đầu mối, chủ đầu tư, chủ sử dụng theo quyết định đầu tư được phê duyệt hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi.Tỷ lệ thực tế đạt được các mục tiêu chính, cụ thể của dự án đầu tư so với kế hoạch.Dữ liệu báo cáo của chủ đầu tư, các đơn vị thụ hưởng dự án.Các cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư. Bộ phận, cá nhân thực hiện công tác theo dõi của chủ đầu tư.Hàng năm và theo kế hoạchNgười quyết định đầu tư; cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công của Bộ Quốc phòng; đơn vị đầu mối
Kết quảDự kiến mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của dự án sau khi đưa vào sử dụng.Tỷ lệ thực tế hoàn thành dự án so với kế hoạch và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của dự án (trước và sau khi đầu tư).Dữ liệu báo cáo của chủ đầu tư, các đơn vị thụ hưởng dự án. cơ quan quản lý chuyên ngành, cấp quyết định đầu tư.Các cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư. bộ phận, cá nhân thực hiện công tác theo dõi của chủ đầu tư. các cơ quan quản lý chuyên ngành, các đơn vị thụ hưởng.Hàng năm và theo kế hoạchNgười quyết định đầu tư; cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công của Bộ Quốc phòng; đơn vị đầu mối, các cơ quan quản lý chuyên ngành.
Đầu raTỷ lệ khối lượng hoàn thành, giải ngân các hạng mục thực hiện dự án về quy mô và nội dung của dự án đầu tư xác định theo quyết định đầu tư được phê duyệt. Mức độ đạt được tại thời điểm bất kỳ của việc thực hiện các hạng mục đầu tư theo tiến độ được phê duyệt.Tỷ lệ thực tế khối lượng hoàn thành và giải ngân các hạng mục so với Kế hoạch.Các báo cáo tình hình thực hiện của các nhà thầu và kho bạc, báo cáo giám sát hàng quýBộ phận, cá nhân thực hiện công tác theo dõi của ban QLDA; các nhà thầu; kho bạc.Theo quý và theo kế hoạchNgười quyết định đầu tư; cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công của Bộ Quốc phòng; đơn vị đầu mối
Hoạt độngTình hình thực hiện hợp đồng của các nhà thầu và các đơn vị thực hiện dự án theo các hạng mục đầu tư của dự án đã được phê duyệt.Thực tế thực hiện hợp đồng và công việc thực hiện của ban QLDA so với kế hoạchPhân tích báo cáo tình hình thực hiện của các nhà thầu và ban QLDA. báo cáo tiến độ, dữ liệu của ban QLDA, chủ đầu tư, các nhà thầu.Bộ phận, cá nhân thực hiện công tác theo dõi của ban QLDA.Tháng, quýNgười quyết định đầu tư; Cục Kế hoạch và Đầu tư/BQP; đơn vị đầu mối
Đầu vàoTình hình thực hiện hợp đồng của các nhà thầu và các đơn vị thực hiện dự án về vốn, nguồn lực khác, tiến độ và việc thực hiện trách nhiệm các cơ quan đơn vị thực hiện dự án theo quyết định đầu tư được phê duyệt.Tỷ lệ giải ngân thực tế/kế hoạch, mức độ thực hiện tổng mức đầu tư, thời gian thực hiện dự án.Các báo cáo và kế hoạch giải ngân của ban QLDA. quyết định đầu tư dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi, tài liệu của cơ quan quản lý.Bộ phận, cá nhân thực hiện công tác theo dõi của ban QLDAThángBan QLDA, chủ đầu tư.
Các nội dung cần kiểm tra của chủ đầu tưThực hiện theo quy định tại Khoản 1 các Điều 14 tại Nghị định số 84/2015/NĐ-CP theo thẩm quyền
Các nội dung cần kiểm tra của các chủ thể khácThực hiện theo quy định tại Khoản 2 các Điều từ 12 đến 17 tại Nghị định số 84/2015/NĐ-CP theo thẩm quyền.

III. Nội dung khung đánh giá của dự án đầu tư

Mục đíchLà các chỉ số được xác định tại chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư công trung hạn nhằm diễn giải sự cần thiết đầu tư và phạm vi của dự án đầu tư, lợi ích lâu dài có tính bền vững đối với Nhà nước, Bộ Quốc phòng, cơ quan đầu mối, chủ đầu tư, chủ sử dụng hoặc đối tượng thụ hưởng dự án. (nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án nhóm A, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B, C được phê duyệt).Mức độ đạt được so với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư công trung hạn.Các quyết định phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư công trung hạn. Quyết định phê duyệt tiền khả thi, quyết định phê duyệt báo cáo chủ trương đầu tư.– Các cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư.

– Chuyên gia đánh giá.

Người quyết định đầu tư; cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công của Bộ Quốc phòng; đơn vị đầu mối, người thụ hưởng.Nghiên cứu tài liệu, đo lường mức độ đạt được và làm việc trực tiếp và phỏng vấn đối tượng thụ hưởng.
Mục tiêuTỷ lệ phần trăm hoặc số tuyệt đối đạt được các mục tiêu chính, cụ thể của dự án đầu tư (sau khi kết thúc đầu tư từ 3-5 năm) đối với Quốc gia, Bộ Quốc phòng, cơ quan đầu mối, chủ đầu tư, chủ sử dụng theo quyết định đầu tư được phê duyệt hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi.Tỷ lệ thực tế đạt được các mục tiêu chính, cụ thể của dự án đầu tư so với kế hoạch.Dữ liệu báo cáo của chủ đầu tư, các đơn vị thụ hưởng dự án.– Các cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư.

Bộ phận, cá nhân thực hiện công tác theo dõi thuộc chủ đầu tư.

– Chuyên gia đánh giá.

Người quyết định đầu tư; cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công của Bộ Quốc phòng; đơn vị đầu mối; nhà thầu; chủ sử dụng; người thụ hưởng;Nghiên cứu tài liệu, đo lường mức độ đạt được và làm việc trực tiếp và phỏng vấn đối tượng thụ hưởng.
Kết quảDự kiến mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của dự án sau khi đưa vào sử dụng.Tỷ lệ thực tế hoàn thành dự án so với kế hoạch và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của dự án (trước và sau khi đầu tư).Dữ liệu báo cáo của chủ đầu tư, các đơn vị thụ hưởng dự án.

Cơ quan quản lý chuyên ngành, cấp quyết định đầu tư.

– Các cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư.

– Bộ phận, cá nhân thực hiện công tác theo dõi thuộc chủ đầu tư.

– Các cơ quan quản lý chuyên ngành, các đơn vị thụ hưởng. Chuyên gia đánh giá.

Người quyết định đầu tư; cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công của Bộ Quốc phòng; đơn vị đầu mối, các cơ quan quản lý chuyên ngành; chủ sử dụng; người thụ hưởng; nhà thầu thực hiện.Nghiên cứu tài liệu, đo lường mức độ đạt được và làm việc trực tiếp và phỏng vấn đối tượng thụ hưởng.
Đầu raTỷ lệ khối lượng hoàn thành, giải ngân các hạng mục thực hiện dự án về quy mô và nội dung của dự án đầu tư xác định theo quyết định đầu tư được phê duyệt. Là mức độ đạt được tại thời điểm bất kỳ của việc thực hiện các hạng mục đầu tư theo tiến độ được phê duyệt.Tỷ lệ thực tế khối lượng hoàn thành và giải ngân các hạng mục so với kế hoạch.Các báo cáo tình hình thực hiện của các nhà thầu và kho bạc, báo cáo giám sát hàng quý– Bộ phận, cá nhân thực hiện công tác theo dõi của ban QLDA; các nhà thầu; kho bạc.

– Chuyên gia đánh giá.

Trưởng ban QLDA, chủ đầu tư, chủ sử dụng; người thụ hưởng, tư vấn giám sát, nhà thầu thực hiện.Nghiên cứu tài liệu, đo lường mức độ đạt được và làm việc trực tiếp và phỏng vấn đối tượng thụ hưởng.
Hoạt độngTình hình thực hiện hợp đồng của các nhà thầu và các đơn vị thực hiện dự án theo các hạng mục đầu tư của dự án đã được phê duyệt.Thực tế thực hiện hợp đồng và công việc thực hiện của ban QLDA so với Kế hoạch– Phân tích báo cáo tình hình thực hiện của các nhà thầu và ban QLDA.

– Báo cáo tiến độ, dữ liệu của ban QLDA, chủ đầu tư, các nhà thầu.

– Bộ phận, cá nhân thực hiện công tác theo dõi của ban QLDA.

– Chuyên gia đánh giá.

Trưởng ban QLDA, chủ đầu tư, tư vấn giám sát, nhà thầu thực hiện.Nghiên cứu tài liệu, đo lường mức độ đạt được và làm việc trực tiếp.
Đầu vàoTình hình thực hiện hợp đồng của các nhà thầu và các đơn vị thực hiện dự án về vốn, nguồn lực khác, tiến độ và việc thực hiện trách nhiệm các cơ quan đơn vị thực hiện dự án theo quyết định đầu tư được phê duyệt.Tỷ lệ giải ngân thực tế/kế hoạch. Mức độ thực hiện tổng mức đầu tư, thời gian thực hiện dự án.– Các báo cáo và kế hoạch giải ngân của ban QLDA.

– Quyết định đầu tư dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi, tài liệu của cơ quan quản lý.

– Bộ phận, cá nhân thực hiện công tác theo dõi của ban QLDA.

– Chuyên gia đánh giá.

Ban QLDA, chủ đầu tư.Nghiên cứu tài liệu, đo lường mức độ đạt được và làm việc trực tiếp.

IV. Tài liệu để xây dựng các khung logic, khung giám sát, đánh giá:

– Quyết định phê duyệt dự án tiền khả thi hoặc quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư.

– Quyết định phê duyệt dự án đầu tư.

– Báo cáo nghiên cứu khả thi.

 

PHỤ LỤC III

HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VIỆC CHẤP HÀNH CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
(Kèm theo Thông tư số 99/2017/TT-BQP ngày 27/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

I. Các dự án có cấu phần xây dựng

TT

Trình tự thực hiện kiểm tra

Thủ tục (các văn bản cần có khi kiểm tra)

Nội dung kiểm tra

I

Chủ trương đầu tưQuyết định phê duyệt chủ trương đầu tưCó hay không

II

Chuẩn bị đầu tư

Theo Phụ lục 1 của Thông tư này

Sự phù hợp và tính đúng đắn theo các nội dung quy định chi tiết tại các văn bản dưới đây:

1

Công tác khảo sát lập dự án

Thực hiện lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựngĐiều 12 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP
Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựngĐiều 13 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP
Thực hiện quản lý chất lượng công tác khảo sátĐiều 14 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP
Nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát xây dựngĐiều 15 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP
Có sai phạm trong khảo sát lập thiết kế cơ sở, dự án khôngĐiều 6 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP

2

Công tác thiết kế lập dự án

Thực hiện lập nhiệm vụ thiết kế cơ sởĐiều 18 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP
Thực hiện quản lý chất lượng công tác thiết kếĐiều 20 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP
Quy cách hồ sơ thiết kếĐiều 21 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP
Thực hiện lưu trữ hồ sơ thiết kếĐiều 33 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP
Có sai phạm trong lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế cơ sởĐiểm e. h Khoản 2. Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP
Có sai phạm trong lập dự ánĐiều 5, 8 Nghị định số 50/2016/NĐ-CP

3

Công tác thẩm định, phê duyệt dự án

Thực hiện thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sởĐiều 10, 11 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP
Thẩm quyền phê duyệt dự án, quyết định đầu tưĐiều 60 Luật Xây dựng,

Điều 39 Luật Đầu tư công,

Thông tư về phân cấp, ủy quyền của Bộ Quốc phòng

4

Quy trình lựa chọn nhà thầu tư vấn lập dự án, khảo sát, thiết kế cơ sở

Thực hiện trình duyệt, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầuĐiều 35, Điểm a Khoản 1 Điều 36, Điều 37 Luật Đấu thầu
Thực hiện quy trình lựa chọn nhà thầuĐiều 38 Luật Đấu thầu
Thực hiện chỉ định thầu theo quy trình (nếu có)Điều 22, Khoản 1 Điều 36 Luật Đấu thầu;

Các Điều 54, 55, 56 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP

Có sai phạm trong lựa chọn nhà thầu khôngĐiều 89 Luật Đấu thầu;

Các Điều 121, 122 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ;

Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ;

Nghị định số 121/2013/NĐ-CP

5

Thực hiện và công tác quản lý hợp đồng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Việc tuân thủ mẫu hợp đồngThông tư số 01/2015/TT-BKH
Tính pháp lý và hiệu lực của hợp đồngĐiều 6 Nghị định số 37/2014/NĐ-CP
Tuân thủ nguyên tắc ký kết, thực hiện hợp đồngĐiều 4, Điều 5 Nghị định số 37/2014/NĐ-CP
Sự phù hợp của loại hợp đồngĐiều 62 Luật Đấu thầu;

Điều 3 Nghị định số 37/2014/NĐ-CP

Hồ sơ hợp đồngĐiều 62 Luật Đấu thầu;

Điều 10 Nghị định số 37/2014/NĐ-CP

Căn cứ ký kết hợp đồngĐiều 64, 65 Luật Đấu thầu; Điều 9 Nghị định số 37/2014/NĐ-CP
Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồngĐiều 12 Nghị định số 37/2014/NĐ-CP
Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và nghiệm thu, bàn giao sản phẩm hợp đồngĐiều 13 Nghị định số 37/2014/NĐ-CP
Nguyên tắc điều chỉnh hợp đồngĐiều 67 Luật Đấu thầu;

Điều 35 đến Điều 38 Nghị định số 37/2014/NĐ-CP

Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồngĐiều 14 Nghị định số 37/2014/NĐ-CP
Điều chỉnh thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồngĐiều 39 Nghị định số 37/2014/NĐ-CP

III

Thực hiện Dự án

Theo Phụ lục 1 của Thông tư này

Sự phù hợp và tính đúng đắn theo các nội dung quy định chi tiết tại các văn bản dưới đây:

1

Công tác thiết kế

Sự tuân thủ các bước thiết kếKhoản 3 Điều 23 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP
Tuân thủ yêu cầu, nội dung thiết kế sau thiết kế cơ sởĐiều 79, 80 Luật Xây dựng
Có thực hiện điều chỉnh thiết kế so với bước thiết kế cơ sởĐiều 84 Luật Xây dựng
Quy cách hồ sơ thiết kếĐiều 21 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP
Nghiệm thu thiết kế xây dựngĐiều 18, 22 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP
Hồ sơ thẩm định và quy trình thẩm địnhĐiều 29, 30 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP
Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựngĐiều 24 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP
Có sai phạm trong khảo sát, thiết kế sau thiết kế cơ sở khôngĐiều 6, 8 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP

2

Công tác quản lý thi công

Quản lý tiến độ thi côngĐiều 32 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP
Qun lý chất lượng xây dựngNghị định số 46/2015/NĐ-CP:
Quản lý chất lượng đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình.Điều 24
Quản lý chất lượng của nhà thầu trong quá trình thi côngĐiều 25
Giám sát thi công xây dựng công trìnhĐiều 26
Nghiệm thu công việc của giám sátĐiều 27
Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong thi côngĐiều 28
Thí nghiệm thử tải và kiểm định xây dựng trong quá trình thi côngĐiều 29
Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận (hạng mục) công trình xây dựng.Điều 30
Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng.Điều 31
Lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng, lưu trữ hồ sơ của công trình và bàn giao công trìnhĐiều 33
Bàn giao hạng mục, công trìnhĐiều 34
Yêu cầu bảo hành và thực hiện bảo hành công trìnhĐiều 35, Điều 36
Vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựngĐiều 16 Nghị định 121/2013/NĐ-CP
Quản lý khối lượng thi côngĐiều 33 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP
Quản lý an toànĐiều 34 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP
Quản lý môi trườngĐiều 35 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP
Vi phạm quy định về tổ chức thi công, giám sát thi công quản lý chất lượng về bảo hành, bảo trì, nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành và quyết toán công trình xây dựngĐiều 13, 15, 16, 17, 18 Nghị định 121/2013/NĐ-CP
Vi phạm quy định của nhà thầu về: điều kiện hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề, nội dung hồ sơ dự thầu, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn được áp dụng, sử dụng số liệu, tài liệu trong hoạt động xây dựng, khảo sát xây dựng, lập thiết kế, dự toán xây dựng, thi công xây dựng, an toàn trong thi công xây dựng, quản lý chất lượng công trình, giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu, thanh toán khối lượng công trìnhĐiều 21, 22, 23, 24, Điều 26-31 Nghị định 121/2013/NĐ-CP

3

Công tác quản lý tiến độ thực hiện dự ánĐiều 67 Luật Xây dựng và quyết định đầu tư

4

Công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựngNghị định số 32/2015/NĐ-CP và quyết định đầu tư

Quản lý Tổng mức đầu tưNghị định số 32/2015/NĐ-CP
Tổng mức đầu tư có dự tính theo đúng phương pháp, đủ các khoản mục chi phí theo quy định và phù hợp độ dài thời gian xây dựng công trình và là chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình.Điều 3 Nghị định 32/2015/NĐ-CP
Có thực hiện điều chỉnh tổng mức đầu tưKhoản 5 Điều 134 Luật Xây dựng Điều 7 Nghị định 32/2015/NĐ-CP
Có thực hiện điều chỉnh dự án theo quy địnhKhoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản hoặc Điều 61 Luật Xây dựng
Quản lý dự toánNghị định số 32/2015/NĐ-CP
Tuân thủ phương pháp xác định dự toánĐiều 9 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP
Thẩm định, phê duyệt dự toánĐiều 10 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP hoặc Thông tư của Bộ Quốc phòng về phân cấp ủy quyền
Điều chỉnh dự toánĐiều 11 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP
Quy định đối với dự toán gói thầu xây dựng (nếu có)Điều 12 đến Điều 16 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP
Trách nhiệm hoặc nghĩa vụ của chủ đầu tư trong quản lý chi phíKhoản 2 Điều 31 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP
Trách nhiệm hoặc nghĩa vụ nhà thầu xây dựng trong quản lý chi phí đầu tư xây dựngKhoản 2 Điều 9 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP
Có sai phạm trong lập, thẩm định, phê duyệt dự toánĐiều 8 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP
Công tác kế hoạchLuật Đầu tư công:
Nguyên tắc bố trí vốn đầu tư dự án hàng nămĐiều 54
Điều kiện bố trí vốn đầu tư hàng nămĐiều 56, 57
Thời hạn giao kế hoạch vốnKhoản 7 Điều 66
Triển khai kế hoạch vốn đầu tưĐiều 74
Thời gian và tiến độ thực hiện giải ngân hàng nămKhoản 1 Điều 76
Sai phạm trong lĩnh vực quản lý vốnKhoản 7, 8, 9 Điều 16

5

Công tác quản lý hợp đồng xây dựng

Việc tuân thủ mẫu hợp đồngLuật Đấu thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP hoặc Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ; Thông tư 75/2010/TT-BQP
Tính pháp lý và hiệu lực của hợp đồngĐiều 6 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP
Tuân thủ nguyên tắc ký kết, thực hiện hợp đồngĐiều 138 Luật Xây dựng,

Điều 4, 5 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP

Sự phù hợp của loại hợp đồngĐiều 62 Luật Đấu thầu;

Điều 3 Nghị định 37/2015/NĐ-CP

Hồ sơ hợp đồngĐiều 62 Luật Đấu thầu;

Điều 10 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP

Căn cứ ký kết hợp đồngĐiều 64, 65 Luật Đấu thầu;

Điều 9 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP

Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồngĐiều 12 Nghị định số 37/2014/NĐ-CP
Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và nghiệm thu, bàn giao sản phẩm hợp đồngĐiều 13 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP
Nguyên tắc điều chỉnh hợp đồngĐiều 67 Luật Đấu thầu;

Điều 35 đến Điều 39 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP

Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồngĐiều 14 Nghị định số 37/2014/NĐ-CP
Tạm ứng hợp đồngĐiều 18 Nghị định số 37/2014/NĐ-CP
Thanh toán hợp đồngĐiều 19 Nghị định số 37/2014/NĐ-CP
Quyết toán hợp đồngĐiều 22 Nghị định số 37/2014/NĐ-CP
Thanh lý hợp đồngĐiều 23 Nghị định số 37/2014/NĐ-CP
Thưởng, phạt hợp đồngĐiều 146 Luật Xây dựng;

Điều 42 Nghị định số 37/2014/NĐ-CP

Vi phạm về hợp đồngĐiều 62- Điều 67 Luật Đấu thầu

6

Công tác đấu thầuLuật Đấu thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP hoặc Nghị định số 37/2015/NĐ-CP

Về tuân thủ quy trình lựa chọn nhà thầuĐiều 38 Luật Đấu thầu
Về quá trình lập, trình duyệt, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chn nhà thầuĐiều 33- Điều 37; Điều 73 Luật Đấu thầu
Lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầuĐiều 12,13, 23, 25, 55, 56, 58, 59, 64 Nghị định 63/2014/NĐ-CP ; Điều 74 Luật Đấu thầu
Về đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuấtĐiều 39 đến Điều 41; Điều 74 đến Điều 76 Luật Đấu thầu
Trách nhiệm thẩm định, phê duyệt trong đấu thầuĐiều 100 đến Điều 106 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ; Điều 73 đến Điều 75, 78 Luật Đấu thầu
Có sai phạm trong lựa chọn nhà thầu khôngĐiều 89 Luật Đấu thầu;

Các Điều 121, 122 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ; Điều 16 đến Điều 19 Nghị định 155/2013/NĐ-CP ; Điều 19 Nghị định 121/2013/NĐ-CP .

7

Công tác quản lý dự ánLuật Đấu thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP hoặc Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ; Thông tư 75/2010/TT-BQP

Thành lập ban quản lý dự ánĐiều 64 Luật Xây dựng;

Điều 19 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP

Năng lực ban QLDAKhoản 2 Điều 54, Khoản 3 Điều 64 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chứcKhoản 2 Điều 64 Luật Xây dựng
Vi phạm quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trìnhĐiều 10 Nghị định 121/2013/NĐ-CP

IV

Kết thúc đầu tư xây dựng

Theo Phụ lục 1 của Thông tư này

Sự phù hợp và tính đúng đắn theo các nội dung quy định chi tiết tại các văn bản dưới đây:

Nghiệm thu công trình đưa vào sử dụngĐiều 123 Luật Xây dựng;

Điều 37 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP

Bảo hành công trìnhĐiều 125 Luật Xây dựng
Bàn giao công trìnhĐiều 124 Luật Xây dựng

V

Công tác khai thác vận hành, đưa vào sử dụng

Theo Phụ lục 1 của Thông tư này

Sự phù hợp và tính đúng đắn theo các nội dung quy định chi tiết tại các văn bản dưới đây:

Xác định chủ sử dụng,Quyết toán dự án hoàn thành

Quy trình và nội dung quản lý vận hànhQuyết định của chủ dự án

Bảo hành bảo trì sau khi đưa vào khai thác sử dụngHợp đng

VI

Các nội dung khác về dự án đầu tư xây dựng

Theo Phụ lục 1 của Thông tư này

Sự phù hợp và tính đúng đắn theo các nội dung quy định chi tiết tại các văn bản dưới đây:

Thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm trong xây dựngĐiều 12 Luật Xây dựng
Vi phạm quy định về lập dự án đầu tư xây dựng công trìnhĐiều 8 Nghị định 121/2013/NĐ-CP
Vi phạm các quy định về báo cáo nghiên cứu khả thi (dự án đầu tư đối với dự án có xây dựng công trình)Điều 5 Nghị định số 50/2016/NĐ-CP
Điều chỉnh dự ánĐiều 61 Luật Xây dựng,

Điều 14 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP

VII

Thực hiện chế độ báo cáo, đánh giá đầu tư

Sự phù hợp và tính đúng đắn theo các nội dung quy định chi tiết tại các văn bản

Thực hiện việc báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ quý, 6 tháng, 9 tháng, nămĐiểm a Khoản 6 Điều 68 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP
Thực hiện việc báo cáo giám sát, đánh giá trước khi khởi công dự ánĐiểm b Khoản 6 Điều 68 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP
Thực hiện việc báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự ánĐiểm c Khoản 6 Điều 68 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP
Thực hiện việc báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc dự ánĐiểm d Khoản 6 Điều 68 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP
Thực hiện việc báo cáo giám sát, đánh giá dự án do mình tổ chức thực hiệnĐiểm đ Khoản 6 Điều 68 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP
Thời hạn báo cáo giám sát, đánh giá đầu tưKhoản 1 Điều 69 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP
Nội dung báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư đầy đủThông tư 22/2015/TT-BKH
Thực hiện theo dõi, kiểm tra dự ánKhoản 2 Điều 12, Điều 14 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP
Thực hiện đánh giá ban đầu, giữa kỳ và kết thúc dự ánKhoản 2 Điều 18, Điều 14 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP Điều 81 Luật Đầu tư công
Vi phạm về báo cáo giám sát, đánh giá đầu tưĐiều 7 Nghị định số 50/2016/NĐ-CP

II. Các dự án không có cấu phần xây dựng

Áp dụng các nội dung tương ứng như các dự án có cấu phần xây dựng theo quy định tại Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công và quy định pháp luật chuyên ngành có liên quan.

Riêng đối với các dự án công nghệ thông tin ngoài việc áp dụng các nội dung trên thì phải thực hiện theo các quy định tương ứng tại Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ quy định về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

PHỤ LỤC IV

HÀNH VI VÀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT
(Kèm theo Thông tư số 99/2017/TT-BQP ngày 27/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

1. Các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đầu tư

Các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đầu tư bao gồm:

a) Các hành vi bị cấm trong đầu tư công quy định tại Điều 16 Luật Đầu tư công.

b) Các hành vi bị cấm trong đấu thầu quy định tại Điều 89 Luật Đấu thầu.

c) Các hành vi bị cấm trong hoạt động xây dựng quy định tại Điều 12 Luật Xây dựng.

d) Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực công nghệ thông tin quy định tại Điều 12 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội khóa XI.

đ) Các hành vi thực hiện chuyển giao công nghệ bị cấm trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ quy định tại Điều 11 Luật Chuyển giao công nghệ số 80/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội khóa XI.

e) Những việc cán bộ, công chức không được làm quy định tại Mục 4 Chương 2 Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008 của Quốc hội khóa XII

g) Các hành vi bị cấm trong các Luật khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và xây dựng.

2. Các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đầu tư đối với chương trình, dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành

Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong hoạt động đầu tư, công tác giám sát, đánh giá đầu tư các chương trình, dự án thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng đối với các hoạt động: lập, thẩm định, quyết định chủ trương chương trình, dự án đầu tư; lập, thẩm định, quyết định chương trình, dự án đầu tư; lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, dự án đầu tư; kết thúc thực hiện chương trình, dự án, đưa dự án vào khai thác sử dụng: nghiệm thu, bàn giao; kết thúc thực hiện, vận hành và hướng dẫn sử dụng; bảo hành; quyết toán vốn đầu tư; theo dõi, kiểm tra, đánh giá kế hoạch và các nội dung khác có liên quan đối với các chương trình, dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện xử lý vi phạm như sau:

1. Hành vi vi phạm kỷ luật áp dụng cho đối tượng thực hiện công tác giám sát, đánh giá trong Bộ Quốc phòng là sỹ quan, công chức quốc phòng thực hiện theo quy định của Điều 28 Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Thông tư số 192/2016/TT-BQP ngày 26 tháng 11 năm 2016 của Bộ Quốc phòng quy định việc áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng và Điều 3 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư và xây dựng áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư trong Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Nghị định số 50/2016/NĐ-CP và Nghị định số 121/2013/NĐ-CP nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài việc xử phạt theo quy định còn bị áp dụng thêm hình phạt bổ sung tại các quy định pháp luật khác.

3. Hành vi vi phạm pháp luật bị truy cứu trách nhiệm hình sự áp dụng đối với tội danh xâm phạm trật tự quản lý kinh tế quy định tại Chương XVIII Bộ Luật hình sự.

a) Tội vi phạm quy định về cạnh tranh.

b) Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

c) Tội vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng.

d) Tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.

đ) Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

e) Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.

g) Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan.

h) Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

i) Các tội phạm về tham nhũng quy định tại Mục 1 Chương XXIII Bộ Luật hình sự.

3. Trách nhiệm bồi thường

Đối tượng là chủ thể thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong Bộ Quốc phòng quy định tại Điều 2 Thông tư này có lỗi trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư sử dụng vốn Nhà nước của các chương trình, dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện trách nhiệm bồi thường theo quy định pháp luật có liên quan.

4. Thẩm quyền xử phạt

Thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Đánh giá

Bài viết liên quan