Hướng dẫn áp dụng một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ án dân sự
Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, Tòa án có thể ra quyết định áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm bảo vệ lợi ích của đương sự cũng như đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án. Vậy có những biện pháp khẩn cấp tạm thời nào? Ai có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án dân sự? Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết “Hướng dẫn áp dụng một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ án dân sự”
1. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án dân sự theo quy định pháp luật
Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án dân sự
Hiện nay, quy định pháp luật không định nghĩa thế nào là biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên, dựa vào các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời tại Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 và thực tiễn áp dụng có thể hiểu biện pháp khẩn cấp tạm thời là những biện pháp được Toà án áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.
Theo quy định Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ việc dân sự bao gồm:
- Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.
- Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.
- Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm.
- Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
- Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động.
- Kê biên tài sản đang tranh chấp.
- Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.
- Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.
- Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hoá khác.
- Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ.
- Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
- Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.
- Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ.
- Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình.
- Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu.
- Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án.
- Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà luật có quy định.
>>XEM THÊM:
Các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện trong vụ án dân sự
2. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
2.1 Trong quá trình giải quyết vụ án
Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ án dân sự
Theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ án dân sự như sau:
“Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.”
– Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
– Người đại diện hợp pháp của đương sự bao gồm người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật;
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 bao gồm:
- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam;
- Tổ chức đại diện tập thể lao động;
- Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách hoặc theo quy định của pháp luật;
- Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
2.2 Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp
Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp do tình thế khẩn cấp
Khoản 2 Điều 111 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp do tình thế khẩn cấp như sau:
“Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.”
Theo đó cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án trong trường hợp cần phải bảo vệ ngay chứng cứ hoặc ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.
3. Các trường hợp Tòa án tự ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Tòa án tự ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Căn cứ Điều 135 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 được sửa đổi bởi Điều 55 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với các biện pháp khẩn cấp tạm thời sau:
- Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.
- Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.
- Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm.
- Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
- Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động.
- Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình.
4. Điều kiện áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Điều kiện áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 111 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, điều kiện chung để được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là việc áp dụng biện pháp khẩn cấp phải nhằm mục đích tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án. Hoặc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài ra, căn cứ quy định từ Điều 115 đến Điều 131 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, bên cạnh điều kiện chung việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời còn phải đảm bảo điều kiện được quy định riêng đối với từng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Ví dụ: đối với biện pháp khẩn cấp tạm thời “Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng” điều kiện áp dụng biện pháp này gồm: việc giải quyết vụ án có liên quan đến yêu cầu cấp dưỡng và nếu không thực hiện trước ngay một phần nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống của người được cấp dưỡng.
Vui lòng liên hệ Luật Hùng Phí để được tư vấn chi tiết các điều kiện áp dụng đối với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Bạn đang quan tâm
5. Thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
Theo Điều 112 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi mở phiên tòa thuộc thẩm quyền của Thẩm phán và thuộc thẩm quyền Hội đồng xét xử khi tại phiên Tòa.
6. Dịch vụ Luật sư dân sự – Luật sư tư vấn thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Dịch vụ Luật sư dân sự – Luật sư tư vấn thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Với đội ngũ Luật sư giỏi, Luật Hùng Phí tự hào là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, đạt hiệu quả, chất lượng cao tại Việt Nam. Quý khách hàng khi sử dụng dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp vụ án dân sự và tư vấn thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại Luật Hùng Phí sẽ được các Luật sư giỏi, có chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm thực tế tư vấn và hỗ trợ cụ thể.
>>XEM THÊM:
Luật sư tư vấn pháp luật tại Thành phố Hồ Chí Minh
Luật sư tư vấn thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại Luật Hùng Phí
Dịch vụ Luật sư tư vấn thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại Luật Hùng Phí bao gồm các công việc như sau:
- Tư vấn quy định pháp luật và giải đáp vướng mắc của Quý khách hàng về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án dân sự;
- Đại diện theo ủy quyền thực hiện thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Tư vấn và thực hiện thủ tục thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời khi biện pháp khẩn cấp tạm thời đang được áp dụng không còn phù hợp;
- Thực hiện thủ tục hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của Khách hàng;
- Soạn thảo Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Đơn đề nghị thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời; Đơn đề nghị hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Các công việc khác theo yêu của Khách hàng.
>>XEM THÊM:
Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến hiện nay
Trên đây là nội dung Hướng dẫn áp dụng một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ án dân sự mà Công ty Luật Hùng Phí xin gửi đến Quý khách hàng để tham khảo. Nếu Quý khách còn vướng mắc về vấn đề này hay cần luật sư tư vấn đối với trường hợp, vụ việc cụ thể của mình, Quý khách hãy vui lòng liên hệ luôn hôm nay với Luật sư của Công ty Luật Hùng Phí để được hỗ trợ, tư vấn kịp thời.
Thông tin liên hệ:
Công ty Luật Hùng Phí
Điện thoại: 0962 75 28 38
Email: info@hungphi.vn
Website: hungphi.vn
Trân trọng cảm ơn Quý khách hàng!