Hoa tiêu hàng hải là gì? Một số quy định về hoa tiêu hàng hải
Hoa tiêu hàng hải là thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực hàng hải. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và hiểu về hoa tiêu hàng hải. Vậy hoa tiêu hàng hải là gì? Pháp luật quy định như thế nào về hoa tiêu hàng hải? Mời bạn tham khảo bài viết Hoa tiêu hàng hải là gì? Một số quy định về hoa tiêu hàng hải.
Hoa tiêu hàng hải là gì? Một số quy định về hoa tiêu hàng hải
1. Hoa tiêu hàng hải là gì?
Khoản 1 Điều 249 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:
“Hoa tiêu hàng hải là người cố vấn cho thuyền trưởng điều khiển tàu phù hợp với điều kiện hàng hải ở khu vực dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải. Việc sử dụng hoa tiêu hàng hải không miễn trách nhiệm chỉ huy tàu của thuyền trưởng.Hoa tiêu hàng hải là người cố vấn cho thuyền trưởng điều khiển tàu phù hợp với điều kiện hàng hải ở khu vực dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải. Việc sử dụng hoa tiêu hàng hải không miễn trách nhiệm chỉ huy tàu của thuyền trưởng.”
Như vậy, hoa tiêu hàng hải là những người cố vấn cho thuyền trưởng điều khiển tàu phù hợp với điều kiện hàng hải ở khu vực hoạt động trong vùng hoa tiêu hàng hải theo quy định nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
>>XEM THÊM:
KHIẾU NẠI HÀNG HẢI LÀ GÌ? CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC BẮT GIỮ TÀU BIỂN
2. Điều kiện hành nghề của hoa tiêu hàng hải
Để hành nghề hoa tiêu hàng hải, cần đảm bảo các điều kiện được quy định tại Điều 250 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015. Cụ thể:
“1. Là công dân Việt Nam.
2. Đủ tiêu chuẩn sức khoẻ.
3. Có chứng chỉ chuyên môn hoa tiêu hàng hải.
4. Chỉ được phép dẫn tàu trong vùng hoa tiêu hàng hải phù hợp với giấy chứng nhận vùng hoa tiêu hàng hải được cấp.
5. Chịu sự quản lý của một tổ chức hoa tiêu hàng hải.”
3. Quyền và nghĩa vụ của hoa tiêu hàng hải khi dẫn tàu
Quyền và nghĩa vụ của hoa tiêu hàng hải khi dẫn tàu
Quyền và nghĩa vụ của hoa tiêu hàng hải khi dẫn tàu được quy định tại Điều 251 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
“1. Hoa tiêu hàng hải có quyền từ chối dẫn tàu, đồng thời phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải và tổ chức hoa tiêu hàng hải khi thuyền trưởng cố ý không thực hiện chỉ dẫn hoặc khuyến cáo hợp lý của mình.
2. Hoa tiêu hàng hải có nghĩa vụ thường xuyên chỉ dẫn cho thuyền trưởng biết về điều kiện hàng hải ở khu vực dẫn tàu; khuyến cáo thuyền trưởng về các hành động không phù hợp với quy định bảo đảm an toàn hàng hải và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Hoa tiêu hàng hải phải thực hiện mẫn cán nghĩa vụ của mình. Việc dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải kết thúc sau khi tàu đã thả neo, cập cầu cảng, đến vị trí thỏa thuận an toàn hoặc khi có hoa tiêu hàng hải khác thay thế. Hoa tiêu hàng hải không được phép rời tàu, nếu không có sự đồng ý của thuyền trưởng.”
Ngoài các quyền và nghĩa vụ trên, nghĩa vụ của hoa tiêu hàng hải còn được quy định tại Điều 150 Nghị định 58/2017/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý hoạt động hàng hải như sau:
- Cung cấp thông tin chính xác về điều kiện thực tế của tuyến dẫn tàu, đặc tính điều động của tàu và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động hàng hải trên tuyến dẫn tàu.
- Thực hiện đầy đủ, chính xác lệnh điều động của Giám đốc Cảng vụ hàng hải.
- Không gây khó khăn, sách nhiễu hoặc các hành vi tiêu cực khác đối với doanh nghiệp, tàu thuyền có yêu cầu cung cấp hoa tiêu.
- Không sử dụng đồ uống có cồn hoặc chất kích thích bị cấm trong thời gian dẫn tàu.
4. Câu hỏi thường gặp
4.1 Khi xảy ra tổn thất do lỗi dẫn tàu, hoa tiêu hàng hải chịu trách như thế nào?
Theo Điều 253 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015, khi xảy ra tổn thất do lỗi dẫn tàu, hoa tiêu hàng hải chỉ chịu trách nhiệm hành chính, hình sự theo quy định của pháp luật mà không phải chịu trách nhiệm dân sự. Trách nhiệm của hoa tiêu dẫn tàu được quy định cụ thể tại Điều 104 Nghị định 58/2017/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý hoạt động hàng hải.
4.2 Ai có thẩm quyền quy định chi tiết về hoa tiêu hàng hải?
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc; tiêu chuẩn đào tạo hoa tiêu hàng hải; cấp, thu hồi chứng chỉ chuyên môn hoa tiêu hàng hải và giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải. (Căn cứ Điều 254 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015)
4.3 Ai có quyền đình chỉ hoạt động của hoa tiêu hàng hải?
Trong thời gian dẫn tàu, hoa tiêu hàng hải thuộc quyền chỉ huy của thuyền trưởng tàu được dẫn. Thuyền trưởng có quyền lựa chọn hoa tiêu hàng hải hoặc đình chỉ hoạt động của hoa tiêu hàng hải và yêu cầu thay thế hoa tiêu hàng hải khác. (Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 249 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015)
Trên đây là nội dung Hoa tiêu hàng hải là gì? Một số quy định về hoa tiêu hàng hải mà Công ty Luật Hùng Phí xin gửi đến Quý khách hàng để tham khảo. Nếu Quý khách còn vướng mắc về vấn đề này hay cần luật sư tư vấn đối với trường hợp, vụ việc cụ thể của mình, Quý khách hãy vui lòng liên hệ luôn hôm nay với Luật sư của Công ty Luật Hùng Phí để được hỗ trợ, tư vấn kịp thời.
Thông tin liên hệ:
Công ty Luật Hùng Phí
Điện thoại: 0962 75 28 38
Email: info@hungphi.vn
Website: hungphi.vn
Trân trọng cảm ơn Quý khách hàng!