Khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền bắt giữ tàu biển

Khiếu nại là quyền cơ bản của công dân, xuất hiện ở hầu hết các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực hàng hải. Tại Bộ luật hàng hải Việt Nam đã ban hành quy định về khiếu nại hàng hải để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể có liên quan cũng như giảm thiểu các tổn thất của các chủ thể đó khi tham gia hoạt động hàng hải. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật Hùng Phí xin gửi Quý khách hàng một số thông tin về Khiếu nại hàng hải là gì? Các trường hợp được bắt giữ tàu biển?

Khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền bắt giữ tàu biển

Khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền bắt giữ tàu biển

1. Khiếu nại hàng hải là gì?

Hiện nay, pháp luật không đưa ra định nghĩa về khiếu nại hàng hải. Tuy nhiên, có thể hiểu khiếu nại hàng hải là việc một bên yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ phát sinh liên quan đến hoạt động hàng hải. Một số khiếu nại hàng hải có thể kể đến như khiếu nại về tiền lương, khiếu nại hàng hải về phí trọng tải khiếu nại về tiền công cứu hộ tàu biển,…

Căn cứ vào các quy định tại Bộ luật hàng hải 2015 có thể chia khiếu nại hàng hải thành 3 loại như sau:

  • Khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải (Điều 41 Bộ luật hàng hải 2015);
  • Khiếu nại quyết định tạm giữ tàu biển (Điều 117 Bộ luật hàng hải 2015);
  • Khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền bắt giữ tàu biển (Điều 139 Bộ luật hàng hải 2015).

>>XEM THÊM:

Tranh chấp hàng hải là gì? Các loại tranh chấp hàng hải phổ biến và nguyên tắc giải quyết tranh chấp hàng hải

2. Khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền bắt giữ tàu biển

Căn cứ theo quy định Điều 139, Bộ luật hàng hải 2015 hiện nay có 22 khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền bắt giữ tàu biển, bao gồm:

  1. Khiếu nại hàng hải về tiền lương, chi phí hồi hương, chi phí đóng góp bảo hiểm xã hội và các khoản tiền khác phải trả cho thuyền trưởng, sĩ quan và các thuyền viên khác trong thuyền bộ của tàu biển.
  2. Khiếu nại hàng hải về tiền bồi thường tính mạng, thương tích và tổn hại khác về sức khỏe con người liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển.
  3. Khiếu nại hàng hải về phí trọng tải, phí bảo đảm hàng hải và về phí, lệ phí cảng biển khác.
  4. Khiếu nại hàng hải về tiền công cứu hộ tàu biển.
  5. Khiếu nại hàng hải về tổn thất và thiệt hại tài sản ngoài hợp đồng liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển.
  6. Thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại do tàu biển gây ra cho môi trường hoặc các lợi ích liên quan; các biện pháp được áp dụng để ngăn ngừa, hạn chế hoặc loại bỏ thiệt hại này; tiền bồi thường cho thiệt hại đó; chi phí hợp lý cho các biện pháp thực tế đã được áp dụng hoặc sẽ được áp dụng để khôi phục lại môi trường; tổn thất đã xảy ra hoặc có thể xảy ra đối với bên thứ ba liên quan đến thiệt hại đó; thiệt hại, chi phí hoặc tổn thất tương tự quy định tại khoản này;
  7. Chi phí liên quan đến việc nâng, di chuyển, trục vớt, phá hủy hoặc làm vô hại xác tàu biển bị chìm đắm, mắc cạn hoặc bị từ bỏ, trong đó bao gồm bất kỳ đồ vật đang có hoặc đã có trên tàu biển và các chi phí hoặc phí tổn liên quan đến việc bảo quản tàu biển đã bị từ bỏ và chi phí cho thuyền viên của tàu biển;
  8. Thỏa thuận liên quan đến việc sử dụng hoặc thuê tàu biển, mặc dù được quy định trong hợp đồng thuê tàu hay bằng hình thức khác;
  9. Thỏa thuận liên quan đến vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách trên tàu biển, mặc dù có quy định trong hợp đồng thuê tàu hoặc bằng hình thức khác;
  10. Tổn thất hoặc thiệt hại liên quan đến hàng hóa, bao gồm cả hành lý được vận chuyển trên tàu biển;
  11. Tổn thất chung;
  12. Lai dắt tàu biển;
  13. Sử dụng hoa tiêu hàng hải;
  14. Hàng hóa, vật liệu, thực phẩm, nhiên liệu, thiết bị (kể cả container) được cung ứng hoặc dịch vụ cung cấp cho mục đích hoạt động, quản lý, bảo quản và bảo dưỡng tàu biển;
  15. Đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa hoặc trang bị cho tàu biển;
  16. Khoản tiền thanh toán được thực hiện thay mặt chủ tàu;
  17. Phí bảo hiểm do chủ tàu hoặc người nhân danh chủ tàu hoặc người thuê tàu trần trả;
  18. Khoản hoa hồng, chi phí môi giới hoặc chi phí đại lý liên quan đến tàu biển mà chủ tàu, người thuê tàu trần hoặc người được ủy quyền phải trả;
  19. Tranh chấp về quyền sở hữu tàu biển;
  20. Tranh chấp giữa các đồng sở hữu tàu biển về sử dụng tàu biển hoặc khoản thu nhập được từ tàu biển;
  21. Thế chấp tàu biển;
  22. Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán tàu biển.

3. Các trường hợp được bắt giữ tàu biển?

Điều 129 Bộ luật hàng hải 2015 quy định về bắt giữ tài biển như sau “Bắt giữ tàu biển là việc không cho phép tàu biển di chuyển hoặc hạn chế di chuyển tàu biển bằng quyết định của Tòa án để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thi hành án dân sự và thực hiện tương trợ tư pháp”.

Theo quy định trên, có 03 trường hợp được bắt giữ tàu biển bao gồm:

  • Khi có quyết định của Tòa án để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải;
  • Để áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Để thi hành án dân sự và thực hiện tương trợ tư pháp.

Việc bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải được thực hiện theo quy định tại mục 2, chương VI, Bộ luật hàng hải 2015 và pháp luật về thủ tục bắt giữ tàu biển.

Việc bắt giữ tàu biển trong trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, để bảo đảm thi hành án dân sự và thực hiện tương trợ tư pháp được thực hiện theo pháp luật về tố tụng dân sự, về thủ tục bắt giữ tàu biển và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Để biết thêm thông tin chi tiết về thẩm quyền, thủ tục, lệ phí bắt giữ tàu biển,…vui lòng liên hệ Luật Hùng Phí để được tư vấn chi tiết.

>>XEM THÊM:

Bắt giữ tàu biển là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền bắt giữ tàu biển và các trường hợp thả tàu biển sau khi bị bắt giữ

4. Dịch vụ Luật sư hàng hải tại Luật Hùng Phí

Khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền bắt giữ tàu biển

Khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền bắt giữ tàu biển

Sự phát triển của kinh tế thị trường đã mở ra nhiều cơ hội phát triển cho ngành hàng hải Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh các cơ hội ấy cũng tồn tại rất nhiều rủi ro, đặc biệt là các rủi ro về pháp lý. Nhằm hạn chế hạn chế rủi ro, giải quyết các khó khăn mà Quý khách hàng đang gặp phải Luật Hùng Phí xin gửi đến Quý khách hàng một số dịch vụ về hàng hải như sau:

– Tư vấn về việc giam giữ hàng hóa để bảo đảm lợi ích hợp pháp của Chủ tàu, Người khai thác, Người vận chuyển.

– Tư vấn các vấn đề liên quan chuyển sở hữu tàu biển và thế chấp tàu biển.

– Tư vấn về thủ tục đại lý tàu biển, môi giới hàng hải.

– Tư vấn, soạn thảo các loại hợp đồng, các quy trình nội bộ của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng hải, dầu khí, công nghiệp nặng, logistics, giao nhận vận chuyển.

– Đại diện cho Chủ tàu, Người khai thác, Quản lý tàu, các bên liên quan bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thi hành án dân sự và thực hiện tương trợ tư pháp.

– Tư vấn, soạn thảo và tranh tụng giải quyết các tranh chấp về:

  • Hợp đồng mua bán tàu biển;
  • Hợp đồng thuê tàu biển: Hợp đồng thuê tàu định hạn và Hợp đồng thuê tàu trần;
  • Hợp đồng đóng mới, sửa chữa, hoán cải tàu biển;
  • Hợp đồng lao động của thuyền viên;
  • Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển; Hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo chứng từ vận chuyển; Hợp đồng vận chuyển theo chuyến;
  • Hợp đồng vận tải đa phương thức;
  • Hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển;
  • Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ bằng phương tiện xe container;
  • Tranh chấp về hàng hóa; Tranh chấp về tai nạn đâm va, tranh chấp tổn thất chung, tổn thất riêng;
  • Hợp đồng bảo hiểm hàng hải; Tranh chấp đòi tiền bồi thường bảo hiểm tàu biển, bảo hiểm hàng hải.

5. Tại sao nên chọn dịch vụ Luật sư hàng hải tại Luật Hùng Phí

Hiện nay, có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ pháp lý nói chung và dịch vụ Luật sư hàng hải nói riêng nhưng Luật Hùng Phí vẫn được rất nhiều Quý khách hàng lựa chọn, bởi lẽ:

  • Thứ nhất, Luật Hùng Phí có các luật sư, chuyên gia, kỹ sư, thuyền trưởng, máy trưởng từng làm việc ở Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam và các công ty vận tải biển khác nên hiểu biết sâu về pháp luật hàng hải và các nghiệp vụ về khai thác, quản lý vận hành tàu biển cũng như các dịch vụ liên quan.
  • Thứ hai, trên thực tế chúng tôi đã có kinh nghiệm lâu năm và đã đạt được hiệu quả rất thành công trong việc tư vấn, tranh tụng giải quyết những tranh chấp hàng hải và dầu khí kể cả với những vụ việc, vụ án có độ khó, phức tạp cao.
  • Thứ ba, đội ngũ Luật sư Luật Hùng Phí là những người giàu kinh nghiệm, vững kiến thức, luôn luôn nắm bắt kịp thời những đổi mới về Bộ luật hàng hải các văn bản pháp luật khác có liên quan nhằm cung cấp đến Quý khách hàng những thông tin pháp luật mới nhất, chính xác nhất. Thái độ làm việc tận tâm, phục vụ tận tình, tư vấn Quý khách hàng tỉ mỉ, cụ thể.
  • Thứ tư, Luật Hùng Phí luôn mang đến dịch vụ pháp lý cho Quý khách hàng với mức chi phí phù hợp. Chúng tôi luôn đặt hiệu quả, chất lượng công việc lên trên hết nhưng vẫn đảm bảo mức phí dịch vụ Luật sư hợp lý đối với từng vụ việc.
  • Thứ năm, mọi thông tin mà Quý khách hàng cung cấp sẽ được Luật Hùng Phí cam kết bảo mật.

Trên đây là nội dung về Khiếu nại hàng hải là gì? Các trường hợp được bắt giữ tàu biển? mà Công ty Luật Hùng Phí xin gửi đến Quý khách hàng để tham khảo. Nếu Quý khách còn vướng mắc về vấn đề này hay cần luật sư tư vấn đối với trường hợp, vụ việc cụ thể của mình, Quý khách hãy vui lòng liên hệ luôn hôm nay với Luật sư của Công ty Luật Hùng Phí để được hỗ trợ, tư vấn kịp thời.

Thông tin liên hệ:

Công ty Luật Hùng Phí

Điện thoại: 0962 75 28 38

Email: info@hungphi.vn

Website: hungphi.vn

Trân trọng cảm ơn Quý khách hàng!

Đánh giá

Bài viết liên quan