Trách nhiệm trả nợ của công ty cổ phần khi giải thể

Giải thể công ty cổ phần là việc chấm dứt sự tồn tại và hoạt động của công ty cổ phần theo quyết định của chủ doanh nghiệp hoặc sự can thiệp của cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt. Vậy trách nhiệm trả nợ của công ty cổ phần khi giải thể được pháp luật quy định như thế nào?

Trách nhiệm trả nợ của công ty cổ phần khi giải thể

Trách nhiệm trả nợ của công ty cổ phần khi giải thể

1. Các trường hợp giải thể công ty cổ phần

Căn cứ khoản 2 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020, các trường hợp giải thể công ty cổ phần bao gồm

– Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

– Theo nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông;

– Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật doanh nghiệp trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

>> Xem thêm: Trình tự tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông

2. Phạm vi chịu trách nhiệm của cổ đông

Điểm c khoản 1 Điều 111 Luật doanh nghiệp 2020, quy định như sau:

“Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;”

Như vậy, theo quy định trên, công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có chế độ chịu trách nhiệm tài sản hữu hạn nghĩa là các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ, các nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh trong phạm vi phần vốn góp của mình vào công ty.

>>Xem thêm: Các loại cổ phần của công ty cổ phần

3. Thứ tự thanh toán các khoản nợ của công ty cổ phần khi giải thể

Căn cứ khoản 5 Điều 208 Luật doanh nghiệp 2020, các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây:
  • Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
  • Nợ thuế;
  • Các khoản nợ khác;

4. Câu hỏi thường gặp

4.1 Trường hợp nào bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?

Căn cứ khoản 1 Điều 212 Luật doanh nghiệp 2020, các trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm: 

  • Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;
  • Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật doanh nghiệp 2020 thành lập;
  • Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
  • Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 của Luật doanh nghiệp 2020 đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
  • Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.

4.2 Công ty cổ phần phải có tối thiểu bao nhiêu cổ đông?

Theo điểm b khoản 1 Điều 111 Luật doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần có số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.

4.3 Điều kiện giải thể công ty cổ phần là gì?

Công ty cổ phần chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.

Trên đây là nội dung Trách nhiệm trả nợ của công ty cổ phần khi giải thể mà Công ty Luật Hùng Phí xin gửi đến Quý khách hàng để tham khảo. Nếu Quý khách còn vướng mắc về vấn đề này hay cần luật sư tư vấn đối với trường hợp, vụ việc cụ thể của mình, Quý khách hãy vui lòng liên hệ luôn hôm nay với Luật sư của Công ty Luật Hùng Phí để được hỗ trợ, tư vấn kịp thời.

Thông tin liên hệ:

Công ty Luật Hùng Phí

Điện thoại: 0962 75 28 38

Email: info@hungphi.vn

Website: hungphi.vn

Trân trọng cảm ơn Quý khách hàng!

Đánh giá

Bài viết liên quan