Trình tự tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng Cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần, gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Trình tự tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được diễn ra như thế nào là vấn đề mà nhiều người hết sức quan tâm. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây.

đại hội đồng cổ đông

Trình tự tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông

1. Đại hội đồng cổ đông là gì? Cuộc họp đại hội đồng cổ đông là gì?

Theo nội dung Khoản 1 Điều 138 Luật Doanh nghiệp năm 2020, Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty cổ phần, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết (cổ đông phổ thông, cổ đông ưu đãi biểu quyết và cổ đông khác) theo quy định của Điều lệ công ty.

Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông là sự kiện tập hợp tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết trong công ty để cùng bàn bạc, thông qua các vấn đề có liên quan tới sự phát triển của doanh nghiệp.

2. Khi nào tổ chức họp đại hội đồng cổ đông ?

Căn cứ quy định tại Điều 139 Luật Doanh nghiệp năm 2020, hàng năm Đại hội đồng cổ đông sẽ tổ chức họp thường niên trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Cuộc họp này được tổ chức nhằm thảo luận các nội dung sau:

  • Kế hoạch kinh doanh hằng năm;
  • Báo cáo tài chính hằng năm;
  • Báo cáo của Hội đồng quản trị về vấn đề quản trị, kết quả hoạt động của cả Hội đồng và từng thành viên Hội đồng quản trị;
  • Báo cáo của Ban kiểm soát về việc hoạt động và kinh doanh;
  • Ban kiểm soát và Kiểm soát viên tự đánh giá kết quả hoạt động;
  • Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại;
  • Vấn đề khác thuộc thẩm quyền.

Ngoài ra, theo Điều 140 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì Đại hội đồng cổ đông có thể tiến hành họp bất thường trong các trường hợp:

  • Xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty;
  • Số lượng thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát còn lại ít hơn số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật;
  • Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty;
  • Theo yêu cầu của Ban kiểm soát;
  • Trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

XEM THÊM: Các chi phí phải trả khi thành lập doanh nghiệp

3. Trình tự tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông

Bước 1: Chuẩn bị họp

Trước khi cuộc họp diễn ra, cần chuẩn bị những giấy tờ, hồ sơ cần thiết sau:

  • Danh sách cổ đông có quyền dự họp;
  • Tài liệu họp về các vấn đề dự kiến đưa ra trong cuộc họp (thường sẽ gửi kèm Thông báo mời họp). Trong trường hợp cổ đông muốn bổ sung thêm vấn đề mới thì có thể kiến nghị bằng văn bản và gửi đến công ty chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày khai mạc, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định thời hạn khác.
  • Dự thảo nghị quyết đại hội đồng cổ đông thường niên.

Bước 2: Mời họp

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 143 Luật Doanh nghiệp 2020, người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải gửi Thông báo mời họp đến tất cả cổ đông trong danh sách cổ đông có quyền dự họp chậm nhất là 21 ngày trước ngày khai mạc nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn.

Bước 3: Đăng ký cổ đông dự họp 

Trước khi khai mạc, cần đăng ký cổ đông dự họp Đại hội đồng cổ đông.

Cổ đông, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức có thể trực tiếp tham dự họp, ủy quyền bằng văn bản cho một hoặc một số cá nhân, tổ chức khác dự họp hoặc dự họp thông qua một trong các hình thức sau:

– Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;

– Ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp;

– Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác;

– Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua gửi thư, fax, thư điện tử;

– Gửi phiếu biểu quyết bằng phương tiện khác theo quy định trong Điều lệ công ty.

Bước 4: Khai mạc và tiến hành bầu chủ toạ, thư ký và ban kiểm phiếu

Chủ tọa: là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc ủy quyền cho thành viên khác trong Hội đồng quản trị; có vai trò điều hành, có quyền biểu quyết.
Thư ký: là người ghi chép nội dung, tiến trình cuộc họp do Chủ tọa cử ra.
Ban kiểm phiếu: Đại hội đồng cổ đông bầu một hoặc một số người vào ban kiểm phiếu theo đề nghị của Chủ tọa.
Trong đó, chủ tọa sẽ nêu ra từng nội dung để các cổ đông thảo luận, biểu quyết và ghi nhận trong Nghị quyết. Một nội dung được tính là thông qua nếu đạt được tỷ lệ biểu quyết nhất định.

Bước 5: Tiến hành cuộc họp

XEM THÊM:  Dịch vụ tư vấn và thành lập doanh nghiệp uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh

4. Hình thức thông qua Nghị quyết họp đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.

Theo Khoản 2 Điều 147 của Luật Doanh nghiệp năm 2020, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết trực tiếp:

  • Sửa đổi, bổ sung nội dung của Điều lệ công ty;
  • Định hướng phát triển công ty;
  • Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;
  • Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;
  • Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác;
  • Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
  • Tổ chức lại, giải thể công ty.

Song, nếu Điều lệ có quy định khác thì doanh nghiệp ưu tiên áp dụng theo Điều lệ.

5. Hoãn cuộc họp Đại hội đồng cổ đông 

Khoản 8 Điều 146 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định, hoãn cuộc họp Đại hội đồng cổ đông là việc Chủ tọa quyết định dừng họp dù đã đủ số lượng cổ đông đăng ký dự họp. Quyết định hoãn họp Đại hội đồng cổ đông được đưa ra trong trường hợp:

  • Địa điểm họp không có đủ chỗ ngồi thuận tiện cho tất cả người dự họp;
  • Phương tiện thông tin tại địa điểm họp không bảo đảm cho cổ đông dự họp tham gia, thảo luận và biểu quyết;
  • Có người dự họp cản trở, gây rối trật tự, có nguy cơ làm cho cuộc họp không được tiến hành một cách công bằng và hợp pháp;

Thời gian hoãn: tối đa không quá 03 ngày kể từ ngày dự định khai mạc cuộc họp

Lưu ý: Nếu việc dừng cuộc họp Đại hội đồng cổ đông của Chủ tọa trái với quy định, Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu một người khác trong số những người dự họp để thay thế Chủ tọa điều hành cuộc họp cho đến lúc kết thúc. Chủ tọa mới có mọi quyền và nghĩa vụ như chủ tọa cũ, nghị quyết được thông qua tại cuộc họp đó đều có hiệu lực thi hành (Căn cứ: Khoản 9 Điều 146 Luật Doanh nghiệp năm 2020).

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ đăng ký thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp

Trên đây là nội dung về Trình tự tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông mà Công ty Luật Hùng Phí xin gửi đến Quý khách hàng để tham khảo. Nếu Quý khách còn vướng mắc về vấn đề này hay cần luật sư tư vấn đối với trường hợp, vụ việc cụ thể của mình, Quý khách hãy vui lòng liên hệ luôn hôm nay với Luật sư của Công ty Luật Hùng Phí để được hỗ trợ, tư vấn kịp thời.

Thông tin liên hệ:

Công ty Luật Hùng Phí

Điện thoại: 0962 75 28 38

Email: info@hungphi.vn

Website: hungphi.vn

Trân trọng cảm ơn Quý khách hàng!

Đánh giá

Bài viết liên quan