Vợ ngoại tình có thai với người khác, chồng có được ly hôn không?
Khi đời sống hôn nhân không thể duy trì được nữa thì ly hôn là một giải pháp cần thiết cho vợ và chồng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người chồng sẽ bị hạn chế quyền ly hôn. Vậy, vợ ngoại tình có thai với người khác, chồng có được ly hôn không?
Vợ ngoại tình có thai với người khác, chồng có được ly hôn không?
1. Ly hôn là gì?
Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, ly hôn được pháp luật giải thích như sau:
“Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”
Như vậy, vợ chồng được xem là ly hôn khi đã có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án chấm dứt quan hệ vợ, chồng giữa họ.
- Trường hợp vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn.
- Trường hợp vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Tòa án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định.
>>XEM THÊM: Thủ tục ly thân thực hiện như thế nào? Ly thân khác gì ly hôn?
2. Vợ ngoại tình có thai với người khác, chồng có được ly hôn không?
Căn cứ theo Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:
“Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên, trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng sẽ không có quyền yêu cầu ly hôn ngay cả khi đang mang thai con của người khác. Nếu muốn ly hôn, người chồng phải đợi con đã đủ 12 tháng tuổi hoặc thỏa thuận đề nghị vợ thuận tình ly hôn hoặc người vợ đơn phương ly hôn vì pháp luật chỉ hạn chế quyền ly hôn của người chồng.
>>XEM THÊM: 04 bước khởi kiện chia tài sản sau ly hon
3. Hậu quả của việc ngoại tình
3.1 Xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự
Căn cứ khoản 1 Điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Theo đó, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng. Cụ thể là:
- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ
- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác
Ngoài ra, tùy vào mức độ của hành vi ngoại tình mà vợ hoặc chồng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm đối với người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm
3.2 Bất lợi khi ly hôn
Theo khoản 2 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
“a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
Như vậy, nếu một người có căn cứ chứng minh người còn lại có lỗi trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng (nghĩa vụ thương yêu, chung thủy,…) thì người đó có quyền yêu cầu được phân chia nhiều tài sản hơn người còn lại.
Đồng thời, vợ hoặc chồng khi có hành vi ngoại tình sẽ bị khó khăn hơn trong việc giành quyền nuôi con. Theo khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014, trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được quyền nuôi con thì sẽ do Tòa án xem xét độ tuổi, nguyện vọng của con và quyền lợi về mọi mặt của con. Ngoại tình là hành vi vi phạm pháp luật và người thực hiện hành vi ngoại tình sẽ không có đủ nhân phẩm để có thể dạy dỗ con cái vì vậy hành vi ngoại tình sẽ ảnh hưởng đến quyết định của Tòa án.
>>XEM THÊM: Ai có quyền nuôi con sau khi ly hôn?
4. Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn
Trường hợp ly hôn đơn phương thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện nơi nguyên đơn cư trú, làm việc nếu vợ chồng có sự thỏa thuận bằng văn bản.
Trường hợp thuận tình ly hôn thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ hoặc chồng cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.
Căn cứ pháp lý: Điều 35 và Điều 39 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015.
Trên đây là nội dung Vợ ngoại tình có thai với người khác, chồng có được ly hôn không? mà Công ty Luật Hùng Phí xin gửi đến Quý khách hàng để tham khảo. Nếu Quý khách còn vướng mắc về vấn đề này hay cần luật sư tư vấn đối với trường hợp, vụ việc cụ thể của mình, Quý khách hãy vui lòng liên hệ luôn hôm nay với Luật sư của Công ty Luật Hùng Phí để được hỗ trợ, tư vấn kịp thời.
Thông tin liên hệ:
Công ty Luật Hùng Phí
Điện thoại: 0962 75 28 38
Email: info@hungphi.vn
Website: hungphi.vn
Trân trọng cảm ơn Quý khách hàng!