Con dâu thuộc hàng thừa kế thứ mấy?
Con dâu thuộc hàng thừa kế thứ mấy? Con dâu có được thừa kế tài sản của bố mẹ chồng hay không? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Con dâu thuộc hàng thừa kế thứ mấy?
1. Thừa kế là gì? Các hình thức thừa kế
Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã mất cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản.
Theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015, Thừa kế bao gồm hai hình thức: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
- Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống.
- Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
2. Khi nào chia di sản theo hàng thừa kế?
Căn cứ Điều 649 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Căn cứ Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định các trường hợp áp dụng thừa kế theo pháp luật như sau:
“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”
Như vậy, di sản được chia theo hàng thừa kế khi:
– Người để lại di sản không để lại di chúc hoặc có để lại di chúc nhưng di chúc không hợp pháp;
– Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản;
– Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
– Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
– Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
3. Con dâu thuộc hàng thừa kế thứ mấy?
Căn cứ khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định hàng thừa kế như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Người được thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân và phải là người có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản. Như vậy, căn cứ quy định trên thì con dâu không thuộc bất kỳ hàng thừa kế nào của bố mẹ chồng.
>Mời bạn tham khảo: Dịch vụ tư vấn và tranh tụng giải quyết tranh chấp về thừa kế tốt nhất hiện nay
4. Con dâu được hưởng thừa kế tài sản của bố mẹ chồng không?
Theo phân tích ở trên thì con dâu không phải là người thừa kế theo pháp luật của bố, mẹ chồng. Tuy nhiên con dâu vẫn có thể được hưởng thừa kế tài sản của bố mẹ chồng nếu thuộc 1 trong 2 trường hợp sau đây:
TRƯỜNG HỢP 1: Con dâu hưởng thừa kế theo di chúc của bố hoặc mẹ chồng
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Do đó, con dâu được quyền thừa kế tài sản của bố mẹ chồng trong trường hợp con dâu là người được bố hoặc mẹ chồng lập di chúc chỉ định là người có quyền được hưởng di sản sau khi họ qua đời. Trừ trường hợp di chúc không hợp pháp hoặc con dâu từ chối nhận di sản hoặc con dâu thuộc trường hợp “những người không được quyền hưởng di sản” theo quy định của pháp luật.
>Mời các bạn xem bài viết Các trường hợp di chúc không hợp pháp để biết thêm chi tiết.
TRƯỜNG HỢP 2: Con dâu hưởng thừa kế từ chồng
Nếu chồng của bạn – tức là con trai ruột của bố mẹ chồng chết sau thời điểm mở thừa kế thì chồng của bạn vẫn được nhận thừa kế theo pháp luật di sản do bố mẹ chồng bạn để lại.
Do chồng bạn đã qua đời cho nên suất thừa kế của chồng bạn sẽ được phân chia thừa kế theo pháp luật lần nữa, theo quy định về hàng thừa kế trong đó người vợ thuộc hàng thừa kế thứ nhất.
Như vậy, nếu chồng chết sau khi bố mẹ chồng chết thì người vợ có thể được hưởng thừa kế di sản do bố mẹ chồng để lại.
(Tuy nhiên, vẫn cần xem xét các nội dung và tình tiết liên quan đến quan hệ thừa kế của từng trường hợp cụ thể để có được nhận định giải quyết vụ việc thừa kế hiệu quả. Bạn đọc có thể tham khảo bài viết hoặc nếu có nhu cầu tư vấn pháp luật hãy liên hệ ngay với Luật Hùng Phí để được hỗ trợ pháp lý chính xác, kịp thời).
5. Câu hỏi thường gặp
5.1. Chung hộ khẩu có được chia thừa kế không?
Việc có chung hộ khẩu hoặc đăng ký thường trú cùng một địa chỉ (đối với trường hợp thu Sổ hộ khẩu, bỏ Sổ hộ khẩu giấy) không quyết định việc có được hưởng thừa kế hay không.
>> Xem chi tiết bài viết: Chung hộ khẩu có được chia thừa kế không?
5.2. Khai nhận di sản thừa kế ở đâu?
Cơ quan tiến hành khai nhận di sản thừa kế có thể bất kỳ tổ chức công chứng nào trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có bất động sản hoặc ủy ban nhân dân xã, phường.
5.3. Không có tên trong di chúc có được hưởng thừa kế?
Căn cứ tại Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”
Do đó, nếu thuộc đối tượng nêu trên thì người đó vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật trong trường hợp không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng di sản ít hơn hai phần ba suất của một người thừa kế.
Trên đây là nội dung về Con dâu thuộc hàng thừa kế thứ mấy? mà Công ty Luật Hùng Phí xin gửi đến Quý khách hàng để tham khảo. Nếu Quý khách còn vướng mắc về vấn đề này hay cần luật sư tư vấn đối với trường hợp, vụ việc cụ thể của mình, Quý khách hãy vui lòng liên hệ luôn hôm nay với Luật sư của Công ty Luật Hùng Phí để được hỗ trợ, tư vấn kịp thời.
Thông tin liên hệ:
Công ty Luật Hùng Phí
Điện thoại: 0962 75 28 38
Email: info@hungphi.vn
Website: hungphi.vn
Trân trọng cảm ơn Quý khách hàng!