Có bao nhiêu loại đất được quy định theo luật đất đai hiện hành?

Việc nhận biết các loại đất chính xác là điều hết sức quan trọng giúp người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ đất đai đúng quy định pháp luật. Vậy Có bao nhiêu loại đất được quy định theo luật đất đai hiện hành? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Có bao nhiêu loại đất theo quy định hiện nay?

có bao nhiêu loại đất

Có bao nhiêu loại đất được quy định hiện nay?

Căn cứ Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 quy định gồm ba nhóm đất như sau:

  • Nhóm đất nông nghiệp

– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

– Đất trồng cây lâu năm;

– Đất rừng sản xuất;

– Đất rừng phòng hộ;

– Đất rừng đặc dụng;

– Đất nuôi trồng thủy sản;

– Đất làm muối;

– Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;

  • Nhóm đất phi nông nghiệp

– Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

– Đất xây dựng trụ sở cơ quan;

– Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

– Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;

– Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;

– Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;

– Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;

– Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;

– Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;

– Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;

  • Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.

Như vậy, căn cứ vào quy định đã phân tích thì Luật Đất đai năm 2013 phân loại đất thành 3 nhóm đất bao gồm: Nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng. Mỗi nhóm đất bao gồm nhiều loại đất và mỗi loại đất đều có những quy định cụ thể về việc sử dụng riêng cho từng loại.

>>Xem thêm: Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến hiện nay

2. Căn cứ xác định loại đất đang sử dụng như thế nào?

căn cứ xác định loại đất

Căn cứ xác định loại đất (nguồn: Báo lao động)

Căn cứ Điều 11 Luật Đất đai năm 2013 quy định các văn bản hợp lệ là căn cứ để xác định loại đất như sau:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đã được cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

– Giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này;

– Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Đối với trường hợp không có các giấy tờ quy định trên, căn cứ Điều 2 Nghị định số: 01/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định thi hành Luật Đất đai quy định cách xác định loại đất không có giấy tờ căn cứ tuỳ theo từng trường hợp:

Trường hợp 01: Đang sử dụng đất ổn định mà không phải do lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép thì loại đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng. 

Trường hợp 02: Đang sử dụng, đất do lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép thì căn cứ vào nguồn gốc, quá trình quản lý, sử dụng đất để xác định loại đất.

Trường hợp 03: Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì việc xác định loại đất được căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn, quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và dự án đầu tư.

Trường hợp 04: Đối với thửa đất sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau (không phải là đất ở có vườn, ao trong cùng thửa đất) thì việc xác định loại đất được thực hiện như sau:

– Trường hợp xác định được ranh giới sử dụng giữa các mục đích thì tách thửa đất theo từng mục đích và xác định mục đích cho từng thửa đất đó;

– Trường hợp không xác định được ranh giới sử dụng giữa các mục đích thì mục đích sử dụng đất chính được xác định theo loại đất có mức giá cao nhất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ban hành.

– Trường hợp nhà chung cư có mục đích hỗn hợp, trong đó có một phần diện tích sàn nhà chung cư được sử dụng làm văn phòng, cơ sở thương mại, dịch vụ thì mục đích sử dụng chính của phần diện tích đất xây dựng nhà chung cư được xác định là đất ở.

Nếu trường hợp Quý khách còn băn khoăn về việc xác định loại đất để thực hiện đăng ký cấp sổ đỏ, thủ tục hành chính về đất đai, mua bán đất, tranh chấp về đất đai,… Liên hệ ngay Luật sư tư vấn đất đai tại Luật Hùng Phí để được hỗ trợ và tìm kiếm hướng giải quyết tốt nhất cho trường hợp của Quý khách.

3. Những lưu ý quan trọng khi sử dụng đất

có mấy loại đất

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng đất (nguồn: Báo Đắk Lắk)

+ Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

+ Đúng mục đích sử dụng đất;

Pháp luật hiện nay có chế tài rất khắt khe đối với trường hợp sử dụng đất sai mục đích, mức xử phạt cao nhất đối với trường hợp này lên đến 500 triệu đồng và buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả. (Nghị định số: 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019).

+ Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan;

+ Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp đúng hạn mức cho phép đối với hộ gia đình, cá nhân;

+ Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý.

+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính (Tiền sử dụng đất, Tiền thuê đất, Thuế sử dụng đất, Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, Tiền thu từ việc xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai, Tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai, Phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai).

>>Xem thêm: Dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai và nhà ở

4. Lời kết

Trên đây là nội dung về Có bao nhiêu loại đất được quy định theo luật đất đai hiện hành? mà Công ty Luật Hùng Phí xin gửi đến Quý khách hàng để tham khảo. Nếu Quý khách còn vướng mắc về vấn đề này hay cần luật sư tư vấn đối với trường hợp, vụ việc cụ thể của mình, Quý khách hãy vui lòng liên hệ luôn hôm nay với Luật sư của Công ty Luật Hùng Phí để được hỗ trợ, tư vấn kịp thời.

Thông tin liên hệ:

Công ty Luật Hùng Phí

Điện thoại: 0962 75 28 38

Email: info@hungphi.vn

Website: hungphi.vn

Trân trọng cảm ơn Quý khách hàng!

Đánh giá

Bài viết liên quan