Có thể lập di chúc đối với tài sản hình thành trong tương lai không?

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Vậy có thể lập di chúc đối với tài sản hình thành trong tương lai không? Để giải đáp thắc mắc này Luật Hùng Phí mới Bạn tham khảo bài viết sau:

Có thể lập di chúc đối với tài sản hình thành trong tương lai không?

1. Tài sản hình thành trong tương lai là gì?

Khoản 2 Điều 108 Bộ luật dân sự 2015 quy định về tài sản hình thành trong tương lai như sau: 

“2. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:

a) Tài sản chưa hình thành;

b) Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.”

Như vậy, tài sản trong tương lai là tài sản chưa hình thành hoặc đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.

Tài sản hình thành trong tương lai gồm các loại phổ biến như: Tài sản có được từ việc vay vốn, ví dụ vay vốn để mua nhà, mua xe… Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm như chung cư đang xây, ô tô đang trong quá trình lắp ráp…

>>XEM THÊM: 

Có phải đóng thuế khi nhận thừa kế không?

2. Có thể lập di chúc đối với tài sản hình thành trong tương lai không?

Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 quy định “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”

Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 quy định “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”

Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản và tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Trong đó, bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Từ các quy định trên có thể thấy, tài sản hình thành trong tương lai được xem là một loại tài sản và vẫn có thể lập di chúc đối với tài sản hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật.

>>XEM THÊM:

Thừa kế theo di chúc là gì? Một số quy định về thừa kế theo di chúc

3. Điều kiện để di chúc đối với tài sản hình thành trong tương lai hợp pháp

Để di chúc có hiệu lực thì di chúc đối với tài sản hình thành trong tương cũng phải đáp ứng các điều kiện có hiệu lực như di chúc đối với các loại tài sản khác. Cụ thể:

3.1 Về người lập di chúc

Để di chúc hợp pháp và có hiệu lực cần đảm bảo các điều kiện về người lập di chúc như sau:

  • Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. (khoản 2 Điều 625 Bộ luật dân sự 2015)
  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép. (điểm a khoản 1 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015).

3.2 Về hình thức di chúc

Căn cứ Điều 627 và Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Di chúc miệng chỉ được lập trong một số trường hợp sau:

  • Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
  • Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ

Đồng thời, trong một số trường hợp, di chúc phải đảm bảo các điều kiện nhất định về mặt hình thức để hợp pháp và có hiệu lực. Cụ thể như sau:

  • Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
  • Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

3.3 Về nội dung di chúc

Nội dung di chúc cần đảm bảo:

  • Không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật. (điểm b khoản 1 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015)
  • Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa. (khoản 3 Điều 631 Bộ luật dân sự 2015).

>>XEM THÊM:

Con trong bụng mẹ có được nhận thừa kế không?

4. Điều kiện để thừa kế nhà ở hình thành trong tương lai

4.1 Đối với nhà ở hình thành trong tương lai

Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 118 Luật nhà ở 2014 quy định về điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch thì điều kiện của nhà ở hình thành trong tương lai được phép thừa kế như sau:

  • Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu;
  • Không bị kê biên để thi hành án;
  • Không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.

4.2 Đối với người để lại thừa kế

Người để lại thừa kế là nhà ở hình thành trong tương lai phải là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự. (khoản 1 Điều 119 Luật nhà ở 2014)

Phải minh mẫn, sáng suốt; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép khi lập di chúc đối với trường hợp để lại thừa kế là nhà ở hình thành trong tương lai bằng di chúc. (điểm a khoản 1 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015)

4.3 Đối với người nhận thừa kế

Người nhận thừa kế là nhà ở hình thành trong tương lai phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện các giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự và phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đối với trường hợp là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. (khoản 2 Điều 119 Luật nhà ở 2014)

Không thuộc đối tượng không được quyền hưởng di sản được quy định tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015.

>> XEM THÊM

Dịch vụ Luật sư thừa kế uy tín – Luật Hùng Phí

Trên đây là nội dung Điều kiện để thừa kế nhà ở hình thành trong tương lai mà Công ty Luật Hùng Phí xin gửi đến Quý khách hàng để tham khảo. Nếu Quý khách còn vướng mắc về vấn đề này hay cần luật sư tư vấn đối với trường hợp, vụ việc cụ thể của mình, Quý khách hãy vui lòng liên hệ luôn hôm nay với Luật sư của Công ty Luật Hùng Phí để được hỗ trợ, tư vấn kịp thời.

Thông tin liên hệ:

Công ty Luật Hùng Phí

Điện thoại: 0962 75 28 38

Email: info@hungphi.vn

Website: hungphi.vn

Trân trọng cảm ơn Quý khách hàng!

Đánh giá

Bài viết liên quan